Ác Mộng và Hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” ở trẻ nhỏ : Nightmares and Night Terror

Đợt này nhiều bạn có con ở độ tuổi tuổi 2.5 đến 4 tuổi inbox cho mình hỏi về giấc ngủ  của con. Mình thấy có mốt số ca là liên quan đến vụ nightmare của trẻ ở độ tuổi này, các bạn cùng theo dõi nhé

1. Ác mộng – Nightmare ở trẻ trong độ tuổi 2-4 

photo 5 - Copy

Làm sao bạn biết con gặp ác mộng? 

Nếu bé tỉnh dậy khóc lóc, gào thét trong sợ hãi, và khó ngủ lại thì có khả năng bé vừa gặp phải một cơn ác mộng. Thời điểm xảy ra những giấc mơ đáng sợ này thường sau nửa đêm, ở trong chu kỳ ngủ REM (ngủ động). Bé có thể sẽ nhớ về giấc mơ khó chịu đó đến tận ngày hôm sau và có thể tiếp tục phiền não .

Ác mộng không nên bị nhầm lẫn với hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” , một dạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra trong khoảng thời gian đầu giai đoạn b a của giấc ngủ đêm. Trẻ gặp hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” thường vẫn đang ngủ sâu, tcon không hề mơ mộng nhưng lại vô cùng kích động và khó trấn tĩnh lại được. Sau khi trải qua giai đoạn đó bé ngủ lại bình thường và đến sáng hôm sau con sẽ quên sạch sành sanh tình trạng của mình trong đêm.

Vì sao trẻ gặp ác mộng? 

Hầu hết trẻ em đều gặp ác mộng vào lúc này hay lúc khác, nhưng giai đoạn trẻ được 2 đến 4 tuổi là thời điểm các con đặc biệt dễ gặp phải tình trạng trên. Bởi vì đây là giai đoạn mà những nỗi sợ được phát triển, trí tưởng tượng nở rộ và khả năng miêu tả một giấc mơ “tệ” của trẻ đạt đến đỉnh điểm.

Cơn ác mộng của bé có thể xuất phát từ việc nghe kể một câu chuyện đáng sợ (kể cả nó dường như cũng không hề đáng sợ với bạn), xem một chương trình hoặc một bộ phim kịch tính trên điện thoại/tivi, vui chơi phấn khích thái quá hoặc bị kích thích trước khi ngủ, hay do con cảm thấy lo lắng/căng thẳng trong suốt cả ngày.

Có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến một em bé chập chững – mẫu giáo (2-5 tuổi) thấy căng thẳng và gặp ác mộng – từ tập đi toa lét đến chuyển từ cũi sang giường lớn, chuyển trường mầm non hoặc cha mẹ cãi nhau, hay xem tivi quá nhiều trước khi ngủ. Đối với một đứa trẻ đang phải vật lộn để xoay sở với những cảm xúc xáo trộn trước những sự kiện căng thẳng thì ác mộng là một phản ứng bình thường, và bạn không phải là một phụ huynh tồi nếu con bạn gặp ác mộng.

Làm thế nào để giúp trẻ sau khi trẻ gặp ác mộng?

Hãy tới an ủi bé khi bé khóc to vì sợ hãi. Việc trấn an bằng những tiếp xúc thể chất rất quan trọng nên bạn hãy ôm bé hoặc xoa lưng cho bé cho tới khi bé bình tĩnh lại. Nếu bạn bế bé vào giường của mình để trấn an bé, hãy cẩn thận, vì bạn có thể đang tạo ra một thói quen xấu và rất khó sửa đổi.

Bạn cũng có thể muốn cho bé cảm thấy rằng sẽ không hề có một con quái vật nào ở dưới giường hoặc trốn trong tủ quần áo. Hãy tỏ ra lãnh đạm khi chỉ cho bé thấy rằng phòng của con rất an toàn, nhằm tránh việc bị lôi vào một cuộc săn lùng quái vật hoành tráng lệ với đèn được bật sáng trưng ở mọi nơi. Hãy kiểm trả hai lần để xem gối nghiền hoặc thú bông của bé có ở cạnh bé không, đảm bảo rằng đèn ngủ đã bật và nhắc nhở bé rằng bạn ở ngay phòng bên cạnh và bạn luôn đảm bảo rằng mọi người ở trong nhà đều được an toàn.

Ngăn chặn những cơn ác mộng

‼️ Đảm bảo bé ngủ đủ
Bé thiếu ngủ thường ở trong trạng thái kích thích thần kinh và dễ rơi vào căng thẳng hơn khi bé ngủ đủ. Do đó, việc để con ngủ đủ theo lứa tuổi, không bị mệt mỏi rất quan trọng trong việc ngăn chặn những giấc mơ không dễ chịu của con.

‼️ Luôn thực hiện trình tự đi ngủ TĨNH và nhất quán bao gồm:

‼️ Hạn chế xem tivi
Bạn hãy tránh cho bé xem tivi quá nhiều trong ngày, nhất là các phim hoạt hình có nhiều nhân vật đáng sợ, trông kỳ quặc hoặc có hơi hướng bạo lực. Nếu bé thường gặp ác mộng, trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng bé không nên xem các thiết bị màn hình. Có một người bạn của mình đã từng nhắn tin hớt hải vì em bé bỗng nhiên gặp ác mộng trong đêm, cứ chỉ tay vào tường và bảo “Con mèo đang nhìn con”, hóa ra là do trước khi đi ngủ bé chơi trò Talking Tom có hình ảnh mèo kêu và mèo cào. Sau khi tìm ra nguyên nhân thì cháu đã không còn tỉnh dậy do mơ mộng nữa, còn mẹ cháu cũng không phải mất công đốt vía hàng đêm nữa haha.

‼️ Giữ hoạt động tĩnh
Trước khi đi ngủ 1 tiếng, hãy giảm tần suất và mức độ vận động của bé. Rất nhiều bé đi ngủ với trạng thái phấn khích thái quá do nhảy nhót, hò hét, vận động mạnh quá nhiều trước khi ngủ. Sự thái quá này theo cả vào giấc ngủ của bé khiến con khó vào giấc và có thể gặp mộng mị.

‼️ Quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ
Nếu bạn nghi ngờ rằng có nguyên nhân ẩn đằng sau những giấc mơ không dễ chịu của bé, như con đang cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng vì một điều gì đó, hãy trò chuyện với bé. Lựa chọn thời điểm trung lập, khi bạn và bé đều bình tĩnh và thoải mái tinh thần, ví dụ như sau khi ăn tối xong để tâm sự với con về những điều khiến bé khó chịu trong ngày hoặc trong tuần.
Nếu những cơn ác mộng vẫn tồn tại, và bé vô cùng sợ hãi khi đi ngủ hoặc con có biểu hiện lo lắng, hoảng hốt cả vào ban ngày, bạn nên cân nhắc tới việc đưa con đi gặp bác sĩ. Những giấc mơ có thể báo hiệu những vấn đề liên quan đến cảm xúc, tinh thần mà cần có sự chẩn đoán và can thiệp của chuyên gia.

✅ Tips giúp con thấy an tâm khi đi ngủ
Các bé độ tuổi chập chững – mẫu giáo có thể cảm thấy dễ chịu hơn nếu bé có khả năng kiểm soát được những tình huống đáng sợ. Dưới đây là một vài mẹo để giảm thiểu nguy cơ con gặp ác mông hay an tâm rằng mình an toàn khi đi ngủ:
👉 Cùng trẻ làm một chiếc vòng bắt giấc mơ (dreamcatcher) bằng giấy hoặc lõi giấy vệ sinh và treo nó phía trước hoặc phía trên giường ngủ. Bạn hãy nói với con rằng chiếc vòng này sẽ ngăn hết toàn bộ những giấc mơ không dễ chịu và chỉ cho những giấc mơ dễ chịu đi qua.

👉 Lựa chọn tuýp kem dưỡng ẩm có màu sắc long lanh, bạn có thể dán thêm sticker hình bà tiên hay siêu nhân và gọi đây là tuýp “kem dành cho giấc ngủ ngon”. Sau đó, hãy vào thời gian làm trình tự ngủ, bạn bôi kem lên bụng hoặc trán của bé và nói cho bé biết về công dụng của kem.

👉 Bạn hãy cùng bé làm một chiếc “bình xịt bay ác mông” như sau: Tìm một chiếc bình xịt, đổ đầy lọ với nước lọc, hoặc các loại nước có mùi dễ chịu (như nước hoa hồng hoặc nước có thả vài nhánh hương thảo/hoa ngọc lan/hoa có mùi thơm/một vài giọt vani), tìm thêm một chút kim tuyến các màu đổ vào trong lọ. Trước khi chúc bé ngủ ngon và tắt đền phòng, để bé xua đuổi những giấc mơ xấu bằng cách xịt xung quanh căn phòng trước khi lên giường đi ngủ.

👉 Hãy vận dụng trí tưởng tượng của bé để biến những em thú bông hoặc gối nghiền của bé thành một siêu anh hùng có thể bảo vệ bé suốt cả đêm.

Trước đây cũng có một thời gian, khi Cốm đang mê mẩn quái vật và những con ma (do ở lớp các bạn toàn thi nhau kể chuyện ma ạ ôi zời) thì về nhà cũng kêu là con sợ và đêm có tỉnh mí lần khóc thút thít vì có quái vật, cách làm của mình như sau, khá là hiệu quả:
Cùng con đọc sách về ma và quái vật, để thấy ma và quái vật khá là cute.
Tăng thời gian hoạt động tĩnh trước khi đi ngủ (chơi các trò chơi tĩnh như xếp hình, tangram…), nhưng giữ nguyên các bước trong trình tự ngủ (đánh răng, thay đồ, tâm tình, đọc ha i quyển sách)
Sau khi đọc sách xong, đi một vòng kiểm trả cùng em thú bông, cho con thấy mọi nơi đều an toàn.
Xịt nước xua tan quái vật khắp phòng, xịt lên cả em voi và em gối của Cốm, bảo con đây là một lớp giáp bảo vệ con.
Tắt đèn lớn, bật đèn ngủ, đặt em voi và em gối cạnh con, bảo con đây là hai vệ sĩ sẽ luôn ở bên con khi đi ngủ.
Xong xuôi Cốm yên tâm đi ngủ, mấy hôm sau kể chiện ma với quái vật như không có gì xảy ra, còn bảo mẹ “Con không sợ gì cả, con dũng cảm lắm” haha

2. Hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” Night Terror ở trẻ

roi-loan-giac-ngu-chung-so-hai-hay-hoang-loan-ban-dem-hinh-anh1

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” xảy ra phổ biến ở trẻ từ 3 đến 8 tuổi. Tuy nghe tên có vẻ hơi sờ sợ, nhưng thực tế nó không quá kinh khủng như cha mẹ lo lắng và hầu hết các bé đều sẽ vượt qua được chúng. Hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” không gây ra bất kỳ sự tổn hại lâu dài nào về tinh thần cho trẻ.
Giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở nửa đầu của đêm (khoảng từ 10 pm đến 2 am), trong khoảng vài phút đến 15 phút. Đôi khi có thể xảy ra nhiều hơn một lần trong đêm.

Khi nào bạn biết con đang trong một “Giấc ngủ kinh hoàng”?

Khi con có “giấc ngủ kinh hoàng”, con có thể:
✳️ La hét
✳️ Gương mặt hoảng loạn
✳️ Đập chân tay loạn xạ
✳️ Nhảy ra khỏi giường khóc lóc
✳️ Mắt bé mở to nhưng bé không hoàn toàn tỉnh giấc trong suốt thời điểm này
✳️ Không hề nhớ gì về nó vào sáng hôm sau.
✳️ Bé có thể phản kháng khi bạn đang cố trấn an bé

Vì sao trẻ gặp hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng”?

Giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi trẻ thức dậy đột ngột từ chu kỳ ngủ sâu, không mộng mị (Non rem) sang chu kỳ ngủ nông.

Một cơn “giấc ngủ kinh hoàng có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân:
👉 Trẻ bị quá mệt
👉 Trẻ bị ốm (sốt, vấn đề sức khỏe khác, dùng một số loại thuốc hô hấp)
👉 Trẻ sổ mũi, ngạt mũi khiến con gặp khó khăn với việc thở trong giấc ngủ
👉 Trẻ bị kích thích quá mức, phấn khích quá độ trước khi ngủ
👉 Trẻ lo lắng
👉 Có tiếng ồn bất chợt làm trẻ giật mình
👉 Trẻ mót tiểu

    Làm thế nào để giúp trẻ?

    ✅ Điều tốt nhất bạn có thể làm nếu bé gặp phải một cơn “giấc ngủ kinh hoàng” đó là giữ bình tĩnh, quan sát con để đảm bảo an toàn cho con và chờ đến khi các bé bình ổn lại. Đừng can thiệp hay giao tiếp với trẻ, trừ khi trẻ không an toàn.
    Khi con gặp “Giấc ngủ kinh hoàng”, ở vai trò người chứng kiến, bạn có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng, nhưng chúng không gây tổn hại cho trẻ. Bạn không nên thử đánh thức trẻ khi trẻ đang có một cơn “giấc ngủ kinh hoàng”. Bé có thể không nhận ra bạn và có thể càng trở nên kích động hơn nếu bạn cố trấn an bé.

    ✅Sau khi “giấc ngủ kinh hoàng” kết thúc, bạn có thể đánh thức trẻ. Nếu cần, hãy khuyến khích bé đi toa lét trước khi cho bé lên giường để đi ngủ tiếp.
    Nếu bé nhanh chóng quay lại giấc ngủ sâu, bé có thể sẽ gặp phải một cơn “giấc ngủ kinh hoàng” khác. Đảm bảo rằng bé hoàn toàn thức giấc trước khi bé đi ngủ tiếp có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn liên quan đến giấc ngủ kinh hoàng.

    ✅Nếu giấc ngủ kinh hoàng trong 7 đêm liên tục và xảy ra vào một thời điểm cố định, bạn có thể thử đánh thức bé trước thời điểm đó khoảng 15 phút và xem xem có phá vỡ được vòng luẩn quẩn đó hay không. Việc đánh thức này có thể làm gián đoạn thói quen “giấc ngủ kinh hoàng” của bé, đủ để ngăn chặn các cơn “giấc ngủ kinh hoàng” mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

    ✅ Tâm sự cùng bé: Dù vào sáng hôm sau, bé không nhớ gì về việc gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”, nhưng bạn vẫn nên tâm sự với bé để xem liệu có điều gì làm bé lo lắng và khiến con gặp phải tình trạng này vào ban đêm. Thực hiện trình tự đi ngủ thư giãn cũng sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa những cơn “giấc ngủ kinh hoàng”. Hãy cố gắng đừng bàn luận với bé về các “giấc ngủ kinh hoàng” theo cách có thể khiến bé lo lắng vì nó càng tăng sự bòn chồn của bé.

    ✅ Hạn chế xem tivi
    Bạn hãy tránh cho bé xem tivi quá nhiều trong ngày, nhất là các phim hoạt hình có nhiều nhân vật đáng sợ, trông kỳ quặc hoặc có hơi hướng bạo lực. Nếu bé thường gặp ác mộng, trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng bé không nên xem các thiết bị màn hình.

    ✅ Giữ hoạt động tĩnh
    Trước khi đi ngủ 1 tiếng, hãy giảm tần suất và mức độ vận động của bé. Rất nhiều bé đi ngủ với trạng thái phấn khích thái quá do nhảy nhót, hò hét, vận động mạnh quá nhiều trước khi ngủ. Sự thái quá này theo cả vào giấc ngủ của bé khiến con khó vào giấc và có thể gặp mộng mị.

    Khi nào bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ?
    Hầu hết trẻ em đều vượt qua được hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Tuy nhiên, bạn có thể cho bé đi khám nếu chúng xảy ra vài lần trong đêm hoặc xảy ra liên tục hầu hết các đêm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vấn đề gì khiến trẻ dễ gặp phải những cơn “giấc ngủ kinh hoàng” Ví dụ như sưng amidan có thể khiến trẻ khó thở vào ban đêm và đánh thức bé dậy.

    Một số lưu ý
    👉 Hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” khác với những cơn ác mộng.
    👉Hội chứng “Giấc ngủ kinh hoàng” xảy ra phổ biến ở các trẻ với tiền sử gia đình có người gặp hội chứng giấc ngủ kinh hoàng hoặc bị mộng du

    Khi nào bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ?

    Hầu hết trẻ em đều vượt qua được hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu chúng xảy ra vài lần trong 1 đêm hoặc xảy ra hầu hết các đêm.

    Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vấn đề gì khiến trẻ dễ gặp phải những cơn “giấc ngủ kinh hoàng”  Ví dụ như sưng amidan có thể khiến trẻ khó thở vào ban đêm và đánh thức bé dậy.

    Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

    Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


    Bài viết liên quan

    Duy trì lịch sinh hoạt E.A.S.Y của con khi về quê ăn Tết

    Tết là dịp đoàn viên gia đình, nhiều gia đình sẽ về quê sum họp. ... Read More

    Trẻ sợ đủ thứ, làm sao giúp con đối mặt???hay Làm gì khi con tôi sợ…ma?

    Ai cũng có nỗi sợ của riêng mình. Nhân dịp có bạn trong group EM ... Read More

    20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

    2. Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) 3. Ghế ăn dặm Mastela (ghế thấp) 4. ... Read More

    10 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

    Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More

    20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

    Xem thêm