Cho bú trực tiếp và rèn con tự lập – Phần 2

Cho bú trực tiếp và rèn con tự lập – Phần 2

I. Học cách đọc cue của con.
Sau khi đã có kiến thức nhất định về nếp sinh hoạt cần thiết lập cho con, chúng ta cần phải học cách đọc vị tiếng khóc của con. Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên và duy nhất của trẻ sơ sinh cho đến 9 tháng tuổi và mỗi nhu cầu của con thì lại có 1 hình thức khóc khác nhau. Ngoài tiếng khóc chúng ta cần phải xem những biểu hiện của con để biết bé thực sự cần gì. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về baby cues, hãy tìm hiểu một chút về “Nút Dừng”.

1. Nút Dừng – The Pause:
Đa số các mẹ Việt Nam mới sinh đều không đủ dũng cảm và kiên nhẫn đế nghe con khóc. Nghe thấy con khóc 1 cái là các mẹ lao ra, bế con lên rồi cho con bú, vỗ về, ôm ấp, đi rong, rung lắc đủ kiểu hòng cho con hết khóc. Các mẹ cần hiểu, KHÓC LÀ CÁCH CON GIAO TIẾP và đó là hình thức GIAO TIẾP không thông dụng với chúng ta, vì thế ban đầu khi nghe con khóc, các mẹ hãy dừng lại 1 chút để CHECK thật chính xác xem con đang muốn nói gì với bạn. Bằng cách DỪNG lại 5 -10 phút trước khi đến với con bạn sẽ biết được con bạn thực sự cần gì để giúp con đáp ứng và việc đó thì không mất thời gian và sức lực cũng như tinh thần bằng việc bạn đọc sai cue của con và đáp ứng sai nhu cầu đâu ạ. Ngoài ra việc sử dụng nút dừng khi con vừa mới thức dậy hay khi con thức dậy giữa đêm, chuyển giấc còn là cách rèn con tự lập sau này, để xem con có thể tự ngủ được không hay có thể tìm cách tự xoa dịu cho bản thân được hay không.
Chi tiết về Nút Dừng các mẹ có thể tìm đọc trong Cuốn : Nuôi con Kiểu Pháp của Thai Ha Books.

2. Hiểu tiếng khóc của con.
Trước đây, khi mới sinh bạn Sâu mình rất hoang mang mỗi lần con khóc, nhất là lúc bạn í ngủ ngày, cày đêm thì mình không phân biệt được bạn khóc vì đói, hay vì khó chịu, hay vì buồn ngủ. Tháng đầu tiên mình mệt mỏi, xơ xác vì vụ khóc lóc của bạn í. Thế là chồng mình bắt mình lên mạng tìm hiểu, rất may là mình biết đến baby center trước đó nên mình lên web babycenter tìm hiểu ngay và đã tìm được cái mình cần. Đọc hiểu tiếng khóc của con nói riêng và các CUES – (Tín hiệu) của con nói chung thật sự rất cần thiết cho các mẹ cho bú trực tiếp, nhất là các mẹ cho con bú theo nhu cầu chứ không theo schedule.
Để biết mình có thực sự hiểu tiếng khóc của con hay không, các mẹ có thể vào theo link sau để làm bài quiz, sau đó submit thì sẽ được diễn giải rất đầy đủ: http://www.babycenter.com/5_cry-decoder-whats-your-baby-trying-to-tell-you_10356086.bc  – Bạn sẽ biết được dấu hiệu khi con Đói – Mệt – Buồn ngủ – Khó ở – Trào ngược – Đau bụng.
Đọc diễn  giải về tiếng khóc của con thì hiểu ra được 1 tí, nhưng vẫn còn khá là mơ hồ, vì trăm nghe không bằng một thấy, trăm đọc không bằng một nghe. Và mình đã lên youtube để tìm các clip để nghe tiếng khóc của con, lúc này thì đã bắt đầu vỡ ra thêm được 1 ít rồi sau đó kết hợp với “Nút Dừng” – Luyện tập lắng nghe tiếng khóc của con, nhất là phân biệt khi con đói để cho con ăn không bị nhầm sang nhu cầu khác – Thiếp lập Routines – Luyện tự ngủ thì việc nuôi con nhàn như không.
* 1 trong những clip mình thích nhất trên youtube, nó liệt kê hết tất cả các Cues của con và diễn giải xem con đang muốn nói gì: http://www.youtube.com/watch?v=eiYANQY5NxM
* Dấu hiệu khi con đói:  http://www.youtube.com/watch?v=1bIVrPMRDtE
* Dấu hiệu khi con buồn ngủ: http://www.youtube.com/watch?v=1bIVrPMRDtE
* Dấu hiệu khi con mệt: http://www.youtube.com/watch?v=d_22aGp-_NI
* Dấu hiệu khi con đau bụng: http://www.youtube.com/watch?v=_AUtYTaYMrE

a. “Con đói!”
Tiếng khóc lặp đi, lặp lại, to và càng lúc càng to nếu chưa được đáp ứng. Thậm chí tiếng khóc nghe còn có vẻ hoang dại.
Ngoài ra thì biểu hiện nữa là tay bé cơ quào khắp nơi, với bé lớn hơn thì cho tay vào miệng mút mạnh, nghe rõ mồn một tiếng chùn chụt, chùn chụt. Đầu bé sẽ quay bên nọ, bên kia để tìm vú mẹ, nếu đưa 1 ngón tay cái của mẹ vào gần mồm bé, bé há ra và mút chùn chụt hoặc nếu bố/bà bế bé bé rúc vào vú thì chứng tỏ bé đang đói. Nếu bé đang ngủ cũng có thể kiểm tra như vậy.
Với bạn Sâu khi muốn biết con có thực sự ĐÓI hay không ngoài việc nghe tiếng khóc mình thường bế bạn đi chơi 10,15 phút nếu bạn vẫn khóc không ngừng, gào thét loạn xạ thì mình sẽ cho bạn bú.

b. “Con có khí trong bụng, con muốn ợ hơi”
Tiếng khóc thường xuất hiện ngay sau khi ăn xong, nghe chói tai (ở tông giọng cao), cường độ cao.
Dấu hiệu khác: Đầu gối co lên đến ngực, ưỡn lưng.

c. “Con bị kích thích quá” – “Con muốn dừng chơi” – “Thế này là quá sức với con”
Tiếng khóc nghe tương phản nhau,  có thể là những tiếng cười và những tiếng càu nhau thay phiên nhau. Càng lúc cường độ càng cao hơn.
Dấu hiệu khác: Bé sẽ quay đầu khỏi âm thanh hoặc ánh sáng quá kích ứng so với bé.

d. “Con mệt và muốn đi ngủ”
Tiếng khóc nghe giống như bé đang cáu kỉnh, âm thanh không cao, dừng rồi lại tiếp tục ròi lại dừng. Mẹ có thể dỗ dành bé hết khóc, nhưng sau đó bé lại tiếp tục khóc nếu chưa ngủ được.
Dấu hiệu trước khi bé khóc vì buồn ngủ: Dụi mắt, lờ đờ, ngáp, không chơi nữa, mút tay. Đúng với các bé dưới 3 tháng ,sau 3  tháng nên căn theo waketime thì chính xác hơn.

e. “Con bị đau bụng”
Tiếng khóc to, đều đều và có thể kéo dài hàng giờ liền mỗi ngày.
Dấu hiệu khác: Colic thường xuất hiện vào cùng 1  thời điểm trong các ngày khác nhau, thường là chiều muộn hoặc tối. Nếu bé bị đau bụng thì bụng bé dường như to hơn, gõ vào hơi bộp bộp, bé có thể co duỗi chân liên tục và đánh rắm khi bé khóc.

f. “Con thấy chán, con muốn được mẹ quan tâm”
Tiếng khóc nghe giống như là 1 tiếng hét hơn.

g. “Con muốn mút vú”
Tiếng khóc nhỏ, kiểu rên rỉ ,bé mút môi hoặc mút tay chùn chụt.
Đây là kiểu tiếng khóc dễ bị nhầm lẫn với việc bé đói nhất. Thực sự có những khoảng thời gian trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ, khi chuyển giấc bé có nhu cầu được mút cái gì đó, nếu là ti mẹ thì tuyệt nhất rồi. Dấu hiệu khác đó là khi mẹ cho ngâm ti bé hết khóc ngay nhưng khi sữa về nhiều lại nhả ra, rồi lại đòi tiếp, mẹ cho lại ngậm và sữa xuống lại nhả ra.

II. Chuyện ăn của các bé bú mẹ trực tiếp.

1. Ti mẹ và ti bình.
Cho dù bạn có là tín đồ trung thành của việc bú mẹ trực tiếp thì mình khuyên bạn vẫn nên cho con bú bình ít nhất là 1 lần trong 1 ngày ngay từ khi mới sinh.
Tác dụng của việc bú song song ti mẹ và ti bình:
– Luôn  chủ động, nhất là khi bạn có việc phải đi ra ngoài, khi bạn bị ốm, khi bạn đi du lịch, khi bạn ở nơi công cộng con của bạn cũng không bao giờ bị đói.
– Thuận lợi cho việc vừa đi làm  vừa nuôi con bằng sữa mẹ.
– Con không bị quá nghiện ti mẹ.

a. Với các mẹ mới sinh đến 2 tháng: Thường ban đầu mới sinh các mẹ hay kích sữa bằng máy hút sữa, có 2  cách để luyện ti bình cho con
* Cách 1: Cho con bú mẹ trước, bú bình sau. (Thường nếu dùng cách này các mẹ hút sữa đầu ra trước, cho con bú được hết sữa cuối rồi chuyển sang bú bình cho đến khi con no).
*Cách 2: Cho con bú bữa cuối trước khi đi ngủ để con ngủ được giấc dài vào ban đêm. Có thể thêm 1 cữ vào buổi đêm, nếu mẹ tiện dậy vắt sữa vào lúc đó.

b. Với các bé không chịu  ti bình :

* Có 2 lưu ý quan trọng các mẹ cần phải hiểu và chấp nhận đó là : Luyện ti bình trong trường hợp này CHẮC CHẮN CON SẼ KHÓC, QUẤY và NGỦ VỚ VẨN cho đến khi con chịu ti bình và CẦN PHẢI ĐỂ CON ĐÓI ĐẾN MỨC CHẤP NHẬN ĂN BẰNG BẤT KÌ HÌNH THỨC NÀO (Ở đây là bình).

* Đầu tiên là chọn núm bình phù hợp, ưu tiên các loại núm và bình mềm gần giống ti mẹ và có dòng chảy gần giống dòng chảy của sữa từ vú mẹ. Cái này các mẹ  có thể tham khảo các nguồn khác vì mình chỉ cho con dùng 1 loại đó là Bình của Medela và được tham khảo loại Núm ti Pigeon thì thấy 2 loại này đều rất mềm. Ngoài ra thì thấy bình Cotocomo cũng được các mẹ khen.
*Sau đó,  khi luyện ti bình thì nên luyện khi bạn phân biệt được khi nào con thực sự ĐÓI, tức là con bạn đã có giờ giấc bú cụ thể. (Giả sử con bạn 4 tháng, bé ăn 3.5 tiếng/lần)
* Bước cuối cùng và quan trọng nhất đó là : Khi luyện ti bình, đến bữa con đòi ăn, mời con bú bình lần 1. Con đẩy ra không bú, đợi 5 phút mời lần 2. Con đẩy ra tiếp, đợi 10 phút mời lần 3. Sau lần thứ 3 con vẫn  tiếp tục từ chối, thì để bình ở đó và không bù gì hết. Đến cữ sau (Giả sử là 3  tiếng) mời tiếp 1 bình mới, con không ăn lại lặp lại các bước trên và không bù  gì hết. Với các bạn sữa hoàn toàn thì tuyệt đối không ti mẹ cả ngày cả đêm, với các bạn đã dặm thì tuyệt đối không ti mẹ + dặm BẤT CỨ CÁI GÌ cả ngày cả đêm (Tức là đêm cũng mời ti bình, cho binh lúc con đang ọ ẹ chuyển giấc là thích hợp nhất – bất khả kháng bị hàng xóm chửi vì con khóc quá thì hẵng chiều ti đêm 1 lần ). Thông thường các bé sẽ chịu ti bình sau khoảng 12-18 tiếng nhịn liên tục, cá biệt có bạn nhịn đến 48 giờ. Và các mẹ cần hiểu là không phải các mẹ bỏ đói con nhé, mà là các mẹ mời con ăn con không chịu ăn đấy nhé.
Sau khi con chịu ti bình rồi thì có thể dần dần thêm lượng sữa, đợi con ổn định ít nhất 3 ngày mới bắt đầu cho ti mẹ trở lại.
Lưu ý là các mẹ cần kiên định và kiên trì, đừng vì xót con sợ con đói mà lại cho con bú rồi hôm sau lại tiếp tục luyện ti bình cho con, như thế vừa kéo dài thời gian con luyện tập mà lại chưa chắc đã đạt kết quả, mẹ lại thỏa hiệp với con rồi ép con bằng xi lanh, bằng thìa . Thà đau 1 lần rồi thôi còn hơn đau dai dẳng suốt đời, phải thế không các mẹ ?

2. Cữ, giãn cữ.

* Đối với các mẹ cho con bú theo schedule: Hãy đảm bảo bạn đủ sữa cho con, con ngậm đúng khớp, bú đủ no và có 1 nếp sinh hoạt ổn định dựa theo giờ cho bú.
* Đối với các mẹ cho con bú theo nhu cầu: Hãy đọc cue đói của con cẩn thận và chính xác trong vòng từ 3-5 ngày, ghi lại những khung thời gian mà bé bạn thường hay đòi bú . Ví dụ con bạn 3 tháng tuổi ngày 1: Giờ đói của con là 7h-9h30-11h30-14h-17h-19h30-21h-24h-3h-5h. Ngày 2: Giờ đói của con là 7h-10h-12h30-14h-16h30-19h30-21h30-1h-4h. ….Nhìn vào bảng thời gian này có thể thấy là bé của bạn thường sau 2.5 đến 3 tiếng lại đói lúc này bạn chỉ cần điều chỉnh xê dịch thời gian mỗi buổi 15phút sao cho các cữ gần đều nhau là được. Và tất nhiên là vẫn áp dụng hình thành cho con nếp sinh hoạt cố đinh (Theo E.A.S.Y là tốt nhất).
Có nhiều mẹ phản đói việc bú theo schedule và cho rằng bú theo nhu cầu mới là tôn trọng con. Thật ra việc các nhà khoa học đưa ra bảng schedule theo từng tháng tuổi cũng là dựa trên nhu cầu tự nhiên đã được nghiên cứu trên rất nhiều đứa trẻ. Bản thân mình cho con bú theo nhu cầu, sau khi thiết lập cho con nếp sinh hoạt ổn định và  đọc đúng cue của con thì mình thấy rằng con mình TỰ giãn cữ gần như theo các bạn cho ăn schedule : 3 tháng cữ bú của bạn 2.75-3.5 giờ/lần – hơn 4 tháng bạn tự động giãn cữ 4-4.5 tiếng 1 lần. Như thế không có nghĩa là bạn nào cũng sẽ theo schedule chuẩn như thế, mình đã biết có những bạn bú mẹ trực tiếp mà 5-6 tiếng mới bú 1 lần và ăn, uống, ngủ nghỉ chơi bời vẫn tốt. Quan trọng là mẹ cần biết được khi nào con THỰC SỰ ĐÓI để con có cơ hội được đáp ứng đúng NHU CẦU của mình.

* Giãn cữ.
Có một số mẹ con đã lớn rồi mà vẫn suốt ngày đòi ti do mẹ không biết cách đọc cue và không thiết lập routines từ bé, thì các mẹ nên áp dụng giãn cữ theo lứa tuổi cho con. Con đã quá quen với việc được đáp ứng mọi nhu cầu bằng bầu vú nên lúc nào cũng “được” ăn, con mất cảm giác no, mất luôn khả năng tự lập.
Việc mẹ cần làm là tìm lại cảm giác “ĐÓI” của con. Điều kiện cần và đủ:
– Mẹ có đủ sữa. Tốt nhất trong thời gian giãn cữ nên kích sữa thêm để có đủ sữa cho con bú trong 1 lần (vì khi giãn cữ rồi nhu cầu 1 lần bú của con sẽ tăng cao)
– Cho con bú đúng cách, bú đủ thời gian.
Cách giãn cữ như sau:
Giả sử con của bạn 6 tháng, 1-1.5 tiếng bé đòi bú 1 lần, đêm đòi bú liên tục. Cách làm là giãn cữ cả ngày lần đêm.
6 tháng thì theo chuẩn là 4 tiếng bé bú 1 lần. Nhưng không phải xoẹt 1 phát bạn giãn luôn 4  tiếng cho con. Mà mỗi ngày bạn giãn thêm 30 phút cho đến khi được 3.5 đến 4 tiếng. Nếu giãn 3.5 tiếng mà bạn thấy bé đã đói rồi, bé hết tình trạng ăn ít ngủ vặt thì không nhất thiết là phải giãn thêm. Tuy nhiên nếu bé vẫn bị tình trạng ăn ít, ngủ vặt thì nên giãn đến 4 thậm chị 4.5 tiếng.
Ví dụ 7h bé ăn, 8h30 bé lại đòi ăn tiếp, bạn đánh lạc hướng bé bằng cách cho bé chơi trò chơi, cho bé đi chơi sao cho thời gian càng dài càng tốt, khi nào thấy bé khóc quá, không thể chịu được nữa thì cho bé bú. Cữ sau lại tiếp tục giãn như thế, nên nhớ là căn theo thời gian bé được ăn chứ k phải thời gian bé đòi ăn nhé các mẹ.
Với các bé đã ăn dặm rồi, trong thời gian giãn cữ, tạm thời cắt bỏ dặm cho bé ăn sữa ổn đã rồi lại từ từ dặm lại sau.

III. Luyện tự ngủ.

1. Các phương pháp luyện ngủ.
Vì bài này tập trung vào việc bú mẹ trực tiếp nên mình sẽ không đi sâu  vào các pp luyện ngủ, vụ này sẽ để dành 1 dịp khác.
* No cry/No tears: Tham khảo tại đây : http://danglavi.wordpress.com/2012/08/12/huan-luyen-ngu-doc-lap-phuong-phap-khong-nuoc-mat/ hoặc từ khóa  tiếng Anh “No  cry” hoặc ” No tears”: http://www.babycenter.com/0_baby-sleep-training-no-tears-methods_1497581.bc
* Pick up put down – P.U.P.D: http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi-VN&langpair=en%7Cvi&u=http://www.mybabysleepguide.com/2009/01/pupd-tbw.html  (Google dịch hơi ngu tí nhưng vẫn hiểu được) —-> Link gốc tiếng Anh: http://www.mybabysleepguide.com/2009/01/pupd-tbw.html hoặc đây
https://www.facebook.com/1392311678/posts/10202003189026610
* Cry it out – CIO: http://danglavi.wordpress.com/2012/08/08/day-be-ngu-doc-lap-phuong-phap-de-be-khoc-hay-cry-it-out/   —-Tiếng Anh: http://www.babycenter.com/0_baby-sleep-training-cry-it-out-methods_1497112.bc – CIO with check:3′-5′-7′-10′ check 1 lần cho đến khi con ngủ, CIO ra luôn không check.

2. Luyện tự ngủ dành cho các bé bú mẹ trực tiếp.
Trước khi luyện tự ngủ cho con thì các mẹ nên biết 2 điều:

* Ngay từ khi mới sinh hãy cho con nằm riêng biệt. Nếu bạn cho bé nằm cũi, nằm phòng riêng là cực kỳ tuyệt vời. Nếu không thể thì hãy để bố bé nằm cạnh bé hoặc đặt 1 chồng gối cao ngăn giữa 2 mẹ con. Bằng cách này bé vẫn có không gian riêng biệt của mình để tự lập, không quá phụ thuộc vào hơi ấm của mẹ để mà đòi hỏi mẹ cho bú bất cứ khi nào. Đừng nghĩ như thế này là bạn không thương con, có nhiều cách để thể hiện tình yêu thương của mẹ nhưng cách để con tự lập thì không nhiều đâu ạ.

* Nếu như con bạn không biết cách tự ngủ ngay từ khi mới sinh, phải có ti mẹ mới chịu ngủ thì bạn sẽ cần phải chấp nhận 1 sự thật là dù có luyện ngủ theo phương pháp nào con bạn cũng sẽ khóc, bởi vì con đã quen được ti mẹ xoa dịu để  ngủ rồi, bây giờ con bị tước cái đó đi, con sẽ hoang mang và chắc chắn là sẽ khóc để đòi lại. Khóc rất dữ nữa là đằng khác. Nên cho dù bạn có dùng pp Không nước mắt thì vẫn sẽ có rất rất nhiều nước mắt, bạn chịu đựng được điều đó thì hãy quyết tâm rèn cho con, còn nếu không, thì  cố gắng chấp nhận mình trở thành công cụ đưa con vào giấc ngủ cho đến khi nào con chán thì thôi vậy.
* Khuyến khích bố cho bé ngủ trong trường hợp này để bé không ngửi thấy hơi sữa mẹ mà đòi rúc ti (nếu dùng No tears, PUPD, CIO with checks – CIO thì không cần vì mẹ đi ra ngoài thẳng luôn rồi).
* Khi cho bé ngủ, dù giấc ngày hay đêm cũng luôn luôn để phòng TỐI. (Nếu cửa sổ quá sáng thì bạn có thể dùng giấy bạc nướng bánh dán lên kính để chắn sáng).
* Các phương tiện hỗ trợ cho bé tự ngủ bên cạnh các pp luyện ngủ là: White noise (âm thanh trắng như tiếng tim đập/sóng vỗ/mưa rơi/tiếng sấm – chi tiết xin google),ti giả, dummy, swaddle (pp quấn chăn quanh người bé,dành cho bé dưới 6 tháng, chi tiết xin google), nếu bé ngủ cũi có thể quấn bé hoặc đặt bên cạnh bé một chiếc áo mà mẹ vẫn mặc (có hơi của mẹ).

a. Tự ngủ ngày:
– Thiết lâp routine cho bé theo E.A.S.Y tức là ăn xong chơi tí rồi đặt vào giường khi bé còn thức. Sau đó áp dụng phương pháp luyện ngủ nào tùy bạn, TUYỆT ĐỐI KHÔNG cho con bú để ngủ giấc ban ngày, con đang bú mà ngủ thì áp dụng các cách đánh thức con dậy cho con chơi tí rồi lại đặt cho con nằm vào giường KHI CÒN  THỨC .
Thường các bạn đòi ti để ngủ đều là do thèm cảm giác mút vú mẹ (suckling), vậy thì có thể giúp cho các ban có thể thời gian mút vú (suckling time) bằng cách dùng ti giả hoặc dummy thay thế. (Dummy là một con vật bằng vải được giặt sạch sẽ để các bé mút, tự xoa dịu bản thân, tự dỗ mình vào giấc ngủ).
Luyện tự ngủ ngày với các bạn bú mẹ mới ngủ không khác gì các bạn phải ngủ bằng cách bế hoặc ru.

b.  Chuyển giấc ngày.
1 chu kỳ ngủ các các bé là 45 phút, sau đó bé sẽ tự chuyển giấc. Tuy nhiên có rất nhiều bé không tự chuyển  giấc được, thông thường các bé này sẽ thức dậy và khóc đòi bú mẹ để ngủ lại hoặc phải bế ru. Trong trường hợp này thì làm các cách như sau:
– Cho bé ngậm ti giả từ trước hoặc mút tay hoặc ngậm dummy.
– Căn khi bé ngủ được 20-25 phút thì vỗ cho bé qua giai đoạn chuyển giấc.
– Sử dụng PUPD hoặc CIO (không check).

c. Tự ngủ đêm:
– Bạn có thể cho bú rồi cho con ngủ luôn được không: CÓ THỂ ?   Nhưng, hãy chỉ cho con bú no 1 lần thôi rồi đặt con xuống ngay lập tức. Nếu con tỉnh giấc và khóc, hãy sử dụng ti giả hoặc dummy cho con rồi sau đó để con tự ngủ theo phương pháp luyện ngủ mà bạn chọn. Giấc đêm thường là giấc bé khóc rất dữ và dai dẳng , vì thế bạn nên căn giờ cho con vào giừờng sớm hơm lịch sinh hoạt thường lệ để bé không bị overtired dẫn đến ngủ không yên giấc.
– Nếu bé dậy khóc giữa đêm, TUYỆT ĐỐI không nên can thiệt ngay lập tức mà chờ từ 5-10 phút,  trong thời gian chờ đó hãy dựa vào tiếng khóc của bé để đoán xem bé khóc vì đói, vì ướt bỉm, vì không thể tự chuyển giấc được hay vì thói quen muốn được mút vú mẹ. Thông thường nếu các bé đã có 1 routines nhất định mẹ sẽ dễ dàng đoán biết được đó có phải là thời điểm cần cho con bú hay không. Nếu như bé đói, hãy cho bé bú trong bóng tối rồi đặt bé nằm xuống luôn và thực hiện các pp rèn ngủ. Nếu bị ướt bỉm, hãy thay bỉm nhanh chóng cho bé hoặc đổi sang dùng loại bỉm thấm hút tốt khiến bé ngủ xuyên đêm mà không bị khó chịu khi tè, sau đó tắt đèn và thực hiện các pp luyện ngủ nếu bé khóc.
Còn 1 số vấn đề nữa luyện quan đến việc ngủ thì mình sẽ đề cập đến ở phần sau. Túm váy lại việc luyện cho con tự ngủ với trẻ bú mẹ chỉ có là : Chỉ cho bú no 1 lần trước khi ngủ, còn khóc đòi thì dùng các pp luyện ngủ (Khuyến khích người không phải là mẹ vỗ về  cho con nếu dùng No tears, PUPD,CIO with checks), mẹ không ở gần con khi con ngủ, chấp nhận việc con tự ngủ sẽ khóc rất kinh hoàng.

 

 

 

 

 

 

 

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

Lịch trình Hà Nội – Hội An (đi ô tô) dành cho gia đình có trẻ em 8 ngày 7 đêm

Mẹ Ong Bông gửi tặng bạn lịch trình đi ô tô  từ Hà Nội đi ... Read More
Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Ghế ăn dặm là một trong những sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong ... Read More
Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Thực phẩm hữu cơ – Organic food là một xu hướng ngày càng phổ biến ... Read More
Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa là những sản phẩm dinh dưỡng quen thuộc trong cuộc ... Read More