Dạy trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi như thế nào?

Khi bé cư xử không đúng, bên cạnh việc để bé hiểu ra lỗi sai của mình thì cha mẹ cũng cần phải dạy trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi thật chân thành. Sau đây là những nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi dạy trẻ thực hành thói quen này. Cùng Mẹ Ong Bông tìm hiểu nhé!

Một số phương pháp sau đây sẽ giúp trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi

Giúp con bạn bình tĩnh

Khi xảy ra vấn đề, trẻ con cũng giống người lớn, đều sẽ mất bình tĩnh, nhưng khoảng thời gian để lấy lại bình tĩnh lại mất nhiều thời gian hơn so với người lớn.

Vậy nên, bạn có thể dạy con mình giữ bình tĩnh bằng cách đếm số, hít thở sâu. Sau đó bạn có thể nói cho con biết cảm nhận của mẹ như “ mẹ rất buồn khi con cư xử như vậy” và đến bước phân tích đúng sai. Hãy nhớ không quát mắng con khi con đang mất bình tĩnh vì sẽ làm trẻ có suy nghĩ tiêu cực.

Dạy trẻ cách phân biệt đúng – sai, nên – không nên

Để giáo dục trẻ biết nhận thức về hành vi của bản thân, cha mẹ cần thực hiện một số bước quan trọng. Đây chính là bước đầu để trẻ biết xin lỗi và chịu trách nhiệm cho sai lầm của bản thân. Đưa ra tình huống cụ thể cho trẻ nhận biết hành động, cử chỉ hoặc lời nói nào là đúng và nào là sai. Sử dụng ví dụ cụ thể từ cuộc sống hàng ngày để minh họa cho trẻ. Như “ con không nên đánh bạn, vì đánh như vậy bạn sẽ rất đau, bạn sẽ đánh lại con, cả hai cùng đau, con có thể cho bạn mượn chơi trước hoặc rủ bạn cùng chơi”.

Khi trẻ làm sai, hãy cùng đánh giá tình huống cụ thể và tìm hiểu tại sao hành vi đó là sai. Không chỉ nói “đó là sai,” mà cần giải thích tại sao đó là sai.

Người lớn làm mẫu cho trẻ về việc nhận lỗi và xin lỗi

Người lớn làm mẫu cho trẻ về việc nhận lỗi và xin lỗi

Trẻ em thường học hỏi thông qua quá trình quan sát hành vi của người lớn và bắt chước lại. Vậy nên trước tiên, cha mẹ cũng cần trở thành tấm gương tốt cho bé.

Khi cha mẹ phạm lỗi, hãy ngừng việc đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh, mà nhìn nhận sự việc thật khách quan để tỏ thái độ hối lỗi và NÓI LỜI XIN LỖI một cách rõ ràng và cụ thể. Nếu người cần xin lỗi là con, bạn hãy quỳ xuống ngang tầm mắt với con và nói “Bố/mẹ xin lỗi vì đã lấy đồ của con mà không hỏi ý kiến con.”
Một lời xin lỗi càng rõ ràng, càng cụ thể sẽ càng giúp trẻ học được nhiều hơn là một lời xin lỗi chung chung. Con sẽ hiểu bố mẹ đã phạm lỗi gì và đã xin lỗi vì đã làm sai điều gì. Sau này, con sẽ không nói lời xin lỗi ra như một con vẹt mà không hề biết mình sai ở đâu và thậm chí, không cảm thấy có lỗi.

Hướng dẫn cho trẻ chủ động nhận lỗi và xin lỗi kèm lý do

Để giúp trẻ có thói quen nhận lỗi và xin lỗi khi làm sai, trước tiên bố mẹ cần phải thực hiện thường xuyên các bước hành động đã được gợi ý ở phần trên, coi những bước đó trở thành thói quen và một phần của cuộc sống thường ngày. Có như thế thì bé mới có thói quen nhận lỗi và xin lỗi một cách chân thành, tích cực khi làm mắc sai lầm.

Chấp nhận tha thứ hoặc bỏ qua và khen thưởng trẻ sau khi trẻ nhận lỗi và xin lỗi

Khi con tự giác nhận lỗi, bạn hãy khen ngợi một cách hợp lý hành động này của con, Những lời động viên như “Mẹ rất tự hào về con”. Thậm chí bạn cũng có thể cám ơn vì con đã chủ động nhận lỗi.

Hãy xác định cụ thể xem liệu bé đã thực sự nhận thấy lỗi lầm của mình chưa, và có thực sự mong muốn sửa sai hay không, hay bé chỉ đang xin lỗi cho có.

Khi sự việc đã qua đi, và bạn cũng bé đã giải quyết xong vấn đề một cách trôi chảy, hãy để cho nó trôi qua mà không nhắc lại về lỗi lầm này của bé. Tuyệt đối không thuyết giảng hay nói dài dòng về lý do bé làm sai.

Chấp nhận tha thứ hoặc bỏ qua và khen thưởng trẻ sau khi trẻ nhận lỗi và xin lỗi

Cha mẹ đứng ở vị trí trung lập

Cha mẹ hãy đứng ở vị trí trung lập để phân tích cho con hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. “ Mẹ hiểu con làm vậy là vì con đang chơi vui, nhưng mà bạn cũng đang rất muốn chơi bóng cùng con”. Hãy dạy con đứng vào vị trí của người khác để suy nghĩ trước khi hành động.

Giải thích cho con hiểu về hậu quả khi không xin lỗi

Nếu con quá cứng đầu, bạn có thể cho con biết hậu quả khi con không biết nhận lỗi như “ con làm như vậy bạn sẽ không chơi với con nữa” , “ con làm như vậy bà sẽ rất buồn và không đến thăm con nữa”

Đưa ra bộ quy tắc, chuẩn mực rõ ràng về các hoạt động trong cuộc sống

Trẻ nhỏ sẽ không thể phân biệt được đúng sai, được ranh giới kỷ luật và được điều nên làm cũng như không nên làm nếu cha mẹ không hướng dẫn cho trẻ thông qua những quy tắc rõ ràng, dễ hiểu.

Để giúp trẻ phát triển, việc xây dựng các quy tắc gia đình rõ ràng là một điểm quan trọng. Khi trẻ vi phạm những quy tắc này, điều quan trọng là bố mẹ cần giúp trẻ nhận biết được hành động của con là không đúng và đồng thời khuyến khích con tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhờ việc này, trẻ sẽ học được từ những sai lầm, hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của hành vi của mình, và biết cách xin lỗi nếu cần thiết.

Thảo luận về việc sửa sai tích cực

Thảo luận về việc sửa sai tích cực

Khi trẻ đã nhận ra lỗi và cần phải thực hiện sửa sai, bố mẹ có cơ hội tạo ra cuộc trò chuyện xây dựng với trẻ. Bố mẹ có thể hỏi trẻ về ý kiến của trẻ về việc làm thế nào để khắc phục hành động sai lầm của mình hoặc cách tránh việc lặp lại sai lầm đó. Ví dụ, mẹ có thể đặt câu hỏi như “Nếu em trai con lấy đồ chơi của con, thay vì đánh em thì con nên làm thế nào?”

Bố mẹ có thể cùng trẻ phân tích xem giải pháp của dó có hợp lý hay không, và nếu không, bố mẹ có thể thống nhất một kế hoạch cùng với trẻ. Nếu trẻ còn quá nhỏ để đưa ra giải pháp, bố mẹ có thể đề xuất một số tùy chọn và cho trẻ quyền lựa chọn cách thích hợp nhất với họ.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

2. Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) 3. Ghế ăn dặm Mastela (ghế thấp) 4. ... Read More
30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Xem thêm