(Dịch) 10 thực phẩm lý tưởng với bé ăn dặm BLW

 

Hội đồng nghiên cứu y khoa và sức khoe Quốc gia của Australia đã khuyên các bà mẹ nước họ hãy đợi đến khi em bé được khoảng 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm . Bé có thể đã sẵn sàng thử nghiệm với thức ăn khi bé có thể làm được những điều sau: 
 – Ngồi mà không cần sự trợ giúp. 
–  Cứng cổ. 
–  Nhặt thức ăn vào cho vào miêngj. 
– Nuốt thức  ăn (Những em bé chưa sẵn sàng sẽ có phản xạ ọe để đẩy thức ăn ra khỏi miệng)

 

Bé ăn dặm bé chí huy càng cần quan sát kỹ biểu hiện sẵn sàng ăn dặm rồi mới cho bé ăn để đảm bảo an toàn. Chi tiết các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm có trong sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến, mẹ có thể tìm mua tại đây: https://shorten.asia/qM4EPEa2

Ăn dặm bé chỉ huy Baby led weaning có nghĩa là hoàn toàn nghe theo sự chỉ đạo của bé. Bạn có nhiệm vụ cung cấp cho bé những món ăn cân bằng, lành mạnh và phù hợp để cầm nắm, nhưng hãy để con bạn kiểm soat lượng ăn của chính mình. Ở những tuần đầu tiên, bạn có thể thấy rằng chỉ có chút xíu thức ăn được nằm gọn gàng trong chiếc bụng nhỏ xinh của bé, nhưng bạn không cần lo lắng đâu, sữa vẫn cũng cấp đầy đủ dưỡng chất mà bé cần khi bé được 6 tháng tuổi. 

Thật thú vị khi ngắm nhìn bé yêu của mình lần đầu tận hưởng hương vị của thức ăn  và có lẽ bạn sẽ quan tâm đến việc  cung cấp những thực phẩm đa dạng nhằm  thỏa mãn khẩu vị tò mò của bé . Dưới đây là những gợi ý tuyệt vời về thực phẩm phù hợp với bé khi  con ăn dặm theo phương pháp BLW  : 

Gợi ý 1: Cà rốt hấp
Khởi đầu hành trình ăn dặm với rau củ có thể giúp con của bạn phát triển tình yêu với thực phẩm lành mạnh. Bạn nên hấp cà rốt lâu hơn bình thường một vài phút để chắc chắn cà rốt đủ mềm để bé có thể nhai được bằng lợi. Nhưng cũng không nên mền quá vì bé cần phải cầm được miếng cà rốt và đưa lên miệng. (Ong thêm vào: Tốt nhất là bạn hãy thử và căn thời gian, khi cà rốt không bị con bóp nát và con có thể cắn được miếng cà rốt tức là thời gian hấp vừa đủ) 

Gợi ý 2: Bông cải xanh hấp 

Ăn dặm bé chỉ huy Baby led weaning trao cho bé quyền tự do khám phá và tận hưởng vô vàn những hương vị, mùi vị và kết cấu của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bông cải xanh là một thực phẩm phổ biến dành cho nhiều em bé bởi  phần ngọn dễ cầm nắm, mềm và có vị ngon tuyệt.

Bạn cần phải hấp lâu hơn bình thường một vài phút để chắc chắn bông cải xanh đủ mềm cho nướu của bé. Trải nghiệm với  bông cải xanh có thể sẽ hơi bừa bộn, do đó, hãy đảm bảo có một chiếc khăn luôn sẵn sàng xuất hiện ngay khi bé kết thúc trò chơi của mình . Nếu bé có một hệ tiêu hóa nhạy cảm, bạn hãy giới thiệu bông cải xanh khi bé lớn hơn vì chúng có thể gây ra nhiều hơi trong dạ dày của em bé và làm con bị đầy hơi. 

Gợi ý 3: Quả bơ. 

Thực phẩm này chính là để dành riêng cho các em bé Ăn dặm bé chỉ huy. Độ mềm của bơ khiến nó trở thành thực phẩm khởi đầu vô cùng hoàn hảo  và sự chắc chắn của miếng bơ (vừa chín tới) giúp các em bé dễ dàng cầm nắm bằng bàn tay nhỏ của mình. Bơ là thực phẩm dồi dào những chất béo lành mạnh , đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, vì thế đây là một thực phẩm hoàn hảo để khuyến khích con ăn ngon miệng hơn

Gợi ý 4: Dưa chuột

Dưa chuột là thưc phẩm khởi đầu hoàn hảo tiếp theo. Vỏ ngoài cứng nhưng ruột bên trong thì mềm, nhiều nước và dễ ăn. Bạn hãy cắt dưa chuột thành những miếng to và dài, sau đó hãy để con của bạn trải nghiệm những kết cấu phong phú mà dưa chuột mang lại. Dưa chuột ướp lạnh rất hữu ích khi cần xoa dịu những chiếc nướu sưng đau của bé trong thời kì mọc răng vì chúng giống như một chiếc gạc mát đắp vào nướu của bé vậy. 

Gợi ý 5: Măng tây hấp

Măng tây có hình dạng hoàn hảo để bé yêu tập ăn dặm bé chỉ huy ở giai đoạn đầu. Không nghi ngờ gì nữa, chính chiều dài và rủ của món rau này sẽ cung cấp cho bé những trải nghiệm mới lạ khi khám phá chũng. Những que măng tây có kết cấu đặc biệt khi bé  có thể khám phá cả 2 đầu của món ăn. Hãy đảm bảo rằng bạn hấp măng tây lâu hơn bình thường một vài phút để chắc chắn  chúng đủ mềm, giúp bé có thể nhai dễ dàng. 


Gợi ý 6 : Dưa gang. 

Khi bé của bạn đã có thể mở rộng danh sách loại rau củ và các bữa ăn tại nhà ngon miệng khác của mình, thì đó là lúc bạn nên cho bé có thêm nhiều lựa chọn với các loại trái cây. Dưa gang là loại trái cây tuyệt vời cho giai đoạn khởi động của bé vì nó mềm và bé có thể nhai dễ dàng.  Giữ lại vỏ của dưa gang giúp bé dễ cầm nắm hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ trông chừng bé để bé không cắn phải phần vỏ cứng nhé!

Gợi ý 7: Mỳ Ý kèm  Sốt
Sốt mỳ Ý đớn giản với khoai tây lột vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ, đậu lăng và rau củ nấu nhừ sẽ trở thành lựa chọn hoàn hảo khi kết hợp với mỳ Ý ở giai đoạn tiếp theo của ăn dặm BLW.Thay vì chỉ cho bé ăn mỳ ống dài, hãy để bé luyện tập kĩ năng cầm nắm với đủ các dạng và kích thước mỳ Ý khác nhau. Sốt cà chua có thể khiến bữa ăn trở nên bừa bãi vì vậy hãy đảm bảo bạn chuẩn bị sẵn khăn lau để dọn dẹp bất cứ khi nào cần thiết. Tiện lợi nhất là bạn trải một tấm nilon hoặc tấm thảm không thấm nước ở phía dưới ghế ăn của bé. 

Gợi ý 8:  Quả việt quất 

Khi bé đã bốc nhón thành thạo thì quả việt quất cắt đôi là một sự lựa chọn tuyệt vời. Luyện tập kĩ năng bốc nhón với quả việt quất cắt đôi sẽ giúp bé phát triển kĩ năng vận động tinh cũng như sự nhanh nhẹn của mình. Sau khi thử nghiệm với món việt quất, bạn có thể sẽ thấy phân của bé có màu bất thường như màu tím hoặc màu xanh, điều đó là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng .

Gợi ý 9 : Đậu Hà Lan và ngô ngọt. 

1 đĩa đựng đầy đậu Hà Lan và ngô ngọt luộc sẽ giúp em bé của bạn tiêu khiển trong một thời gian khá dài khi bé bước vào giai đoạn bốc nhón. Chúng cũng là những thực phẩm tuyệt vời để phát triển kĩ năng bốc nhón của bé khi bé cố gắng xoay sở để nhón được một hạt đậu hay một hạt ngô. Cho dù  bé đã cầm được hạt đậu thì cũng phải mất vài phút thì bé mới có thể ch o vào miệng mà không làm rơi nó. 

Gợi ý 10: Bữa tối của bạn (Không có muối) 

BLW tuyệt vời ở chỗ nó thật đơn giản và tiện lợi.  Bạn không cần thiết phải thức muộn để cho thức ăn xay nhuyễn  vào những chiếc hộp để làm đông lạnh. Thay vào đó bạn chỉ cần phục vụ cho bé một phần nhỏ mỗi món ăn của người lớn là được. Nếu thường xuyên cho muối vào món ăn, bạn cần phải để phần của bé riêng và của người lớn riêng trước khi thêm muối vào món ăn bởi vì muối không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em. Bạn cũng nên tránh nấu các món ăn chứa đường. Chia sẻ các món ăn với cả nhà sẽ khuyến khích con của bạn thử nghiệm những hương vị mới và khám phá thức ăn có sự kết hợp giữa gia vị và thảo mộc. 

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Sách cẩm nang ăn dặm tích cực Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) Ghế ăn ... Read More
30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More
Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Xem thêm