Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu. Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.
Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 11 tới tuần 12 . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 75 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo. Ví dụ kĩ năng “cố gắng tự ngồi khi có sự giúp đỡ của người lớn” có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào giữa 3 tháng và 8 tháng tuổi.
Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở” :
1. Quấy khóc nhiều hơn bình thường, đôi khi tức giận hoặc cáu kỉnh.
2. Khó ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa đêm, đòi bú đêm lại hoặc bú đêm nhiều hơn, dậy sớm hơn.
3. Sợ người lạ, những người có đặc điểm kì lạ làm bé không thích)(ví dụ sợ người đeo kính hoặc người trang điểm đậm).
4. Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ vừa rời đi.
5. Đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn từ mẹ, muốn được mẹ ôm ấp, muốn mẹ ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi.
6. Đầu bé cần nhiều sự hỗ trợ của mẹ hơn. Ví dụ khi mẹ bế bé thì mẹ sẽ nhân ra rằng mình phải đỡ cổ bé thường xuyên hơn, đặc biệt khi bé đang trong cơn quấy khóc thì bé sẽ oặt người ra sau khi mẹ bế bé.
7. Biếng bú,
8. Im lặng, ít ê a hơn.
9. Kém linh hoạt, ít đập chân đập tay hay ít lẫy chẳng hạn.
10. Bắt đầu có dấu hiệu sáng nắng chiều mưa: lúc cười lúc khóc , hoặc đang cười lại bật khóc.
11. Muốn được mẹ vỗ về khi đang bú.
12. Bắt đầu biết mút tay hoặc mút tay nhiều hơn bình thường.
Lưu ý : 1. Rung lắc để dỗ dành trẻ có thể gây ra sự chảy máu trong ở khu vực sau xương sọ và điều này có thể dẫn đến tổn thương não khiến cho trẻ sẽ bị chứng khó tiếp thu khi bươcs vào lứa tuổi đi học hoặc thâm chí bị tử vong.
Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Điều khiển cơ thể
1. Cần ít sự hỗ trợ khi muốn nhấc đầu lên.
2. Quay đầu về 1 bên dễ dàng.
3. Di chuyển mắt nhịp nhàng khi theo dõi một vật chuyển động.
4. Hoạt bát và năng động hơn.
5. Tinh nghịch nhấc mông lên khi được thay tã.
6. Tự tin lật nghiêng sang bên và lật ngược trở lại khi cầm lấy ngón tay của mẹ làm điểm tựa.
7. Ngậm ngón chân và xoay người.
8. Ngồi thẳng khi dựa lưng vào người mẹ.
9. Cố gắng đẩy người lên để ngồi được khi cầm chặt ngón tay mẹ làm điểm tựa.
10. Có thể chuyển sang tư thế đứng khi đang ngồi trên đùi của mẹ bằng cách bám vào 2 ngón tay của bạn.
11. Sử dụng cả 2 bàn chân để làm điểm tựa để đẩy người lên khi đang được ngồi trên ghế nhún hoặc nằm trong cũi.
Điều khiển tay
1. Với và Chộp lấy đồ vật bằng cả 2 tay.
2. Lắc trống bỏi 1 hoặc 2 lần.
3. Nghiên cứu và chơi với bàn tay của mẹ.
4. Nghiên cứu và sờ mặt, mắt, mồm và tóc của mẹ.
5. Nghiên cứu và sờ quần áo mẹ.
6. Cho mọi thứ vào mồm.
7. Sờ đầu chính mình, từ cổ lên đến mắt.
8. Cọ đồ chơi vào đầu hoặc vào má.
Nghe và nói
1. Khám phá các âm thanh như la hét và ríu rít: có thể chuyển từ tông giọng to sang tông nhỏ nhẹ nhàng, nốt cao và nốt trầm.
2. Thực hiện những âm thanh mới giống với các nguyên âm khi nói như : ee, ooh, ehh, oh,ahh, ay.
3. Sử dụng những âm thanh này để “buôn chuyện”.
4. Có thể thổi nước bọt và cười to như thế bé thấy điều đó thật buồn cười.
Nhìn
1. Ngửa và úp tay rồi tìm hiểu.
2. Nghiên cứu bàn chân đang di chuyển của mình.
3. Nghiên cứu khuôn mặt, tóc, mồm và tóc của một ai đó.
4. Nghiên cứu quần áo của người khác.
Các kĩ năng khác
1. Thể hiện sự thích thú khi được nghe, nhin, xem, cầm nắm và hóng chuyện sau đó chờ đợi phản hồi của cha mẹ.
2. Thể hiện những thái độ khác nhau với từng người khác nhau.
3. Thể hiện sự nhàm chán nếu như phải nhìn, nghe, cầm nắm, cảm nhận, hoặc làm những sự việc quá thường xuyên.
Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.
Giúp con bạn bằng cách nào.
1. Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua các âm thanh: khuyến khích bé sử dụng giọng của chính bé. Nếu bé bắt đầu thổi bong bóng, hãy cứ để bé làm thế. Nói chuyên với bé bằng tông giọng cao, thánh thót mỗi khi bé đang ở trong tâm trang vui vẻ. Hãy nhớ quy luật của một cuộc đối thoại: bé nói điều gì đó, sau đó mẹ trả lời lại. Hãy chắc chắn chờ bé trả lời hết rồi hẵng đối đáp lại bé. Hãy cố gắng bắt chước những âm thanh mà bé đang làm.
Em bé của bạn có thể sử dụng 1 trong những âm thanh mới nhất của mình khi bé muốn điều gì đó. Thông thường thì đó chính là lời nhắn ” Muốn được chú ý” của bé. Nếu bé làm thế, hãy luôn luôn trả lời bé. Khi đang vui vẻ, thường thì bé sẽ sử dụng âm thanh ” òa lên thích thú”, hãy đáp lại âm thanh đó bằng 1 nụ hôn, 1 cái vuốt ve hoặc một lời khích lệ, đó là cách bạn chia sẻ niềm vui với con.
2. Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua sự tiếp xúc: Giúp đỡ bé khi bé đang cố gắng với lấy 1 đồ vật gì đó. Bế bé đi khắp nơi trong nhà và ra ngoài vườn ( hoặc công viên) cho bé được cảm nhận các đồ vật và tính chất của chúng bằng tay. Nói với bé đồ vật đó là gì và mô tả cảm giác khi sờ vào chúng.
3. Giúp bé khám bá kĩ năng mới thông qua sự di chuyển.
Các trò chơi cho Wonder Week lần này
1. Làm máy bay : Nâng bé lên từ từ, sau đó làm giả âm thanh của máy bay rồi di chuyển bé từ trước ra sau.
2. Cầu trượt: NGồi trên sàn hoặc trên ghế sòfa, dựa vào tường hoặc vào ghế và giữ cho người thẳng hết sức có thể, đặt em bé nằm ở trên ngực bạn và để cho bé trược thật từ từ xuống dưới sàn, khi cho bé trượt hãy kèm theo cả âm thanh.
3. Con lắc: Giả làm âm thanh của con lắc đồng hồ như tiếng tick tok, tiếng bong bong, di chuyển người bé theo từng tiếng động.
4. Ngựa bập bênh: Đặt bé lên đầu gối và từ từ nâng bé lên đặt bé xuống giống như bé đang ngồi trên lưng ngựa, hãy tạo âm thanh kèm theo.
5. Trò chơi “cạp cạp” : Ngồi đối diện với bé và chắc chắn rằng bé đang nhìn bạn, nhìn chầm chậm vào bụng hoặc mũi bé, sau đó tạo ra âm thanh kiểu như đang cắn mũi, hoặc thổi bụng của bé.
6. Cảm nhận về vải: Cho bé sờ và ngậm vào khăn, quần áo làm từ các chất liệu khác nhau.
Các đồ chơi cho Wonder Week lần này
1. Xúc xắc.
2. Ghế đung đưa.
3. Đồ vật có âm thanh.
4, Búp bê.
5. Trống bỏi.
6. Các đồ chơi có thể lăn lại khi e bé vứt chúng đi xa.