[Lược dịch] Wonder Week 46: Biết cách PHỐI HỢP (P2)

ww

Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu.  Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.

 Lựa chọn của con:  Chìa khóa tìm hiểu về tính cách của bé 
Sự lựa chọn của bé với các kĩ năng mới sẽ được dựa trên sự phát triển thể chất, trí tuệ và sự sắp đặt của chính bản thân bé. Một vài bé có tính cách thiên về xã hội sẽ tập trung phát triển các kĩ năng có liên quan đến yếu tố con người; số khác lựa chọn đồ chơi. Một vài bé chọn những kĩ năng rất tỉ mỉ, số khác thì lại có hứng thú với nhiều kĩ năng cùng lúc. Tốt nhất là bạn không nên so sánh sự phát triển của con với bé khác.

Từ tuần thứ 46-51 bé sẽ lựa chọn những kĩ năng mà bé thích nhất từ hệ thống những kĩ năng mới. Hãy tôn trọng bé. Hãy giúp đỡ con bạn

Giúp đỡ bé khám phá các kĩ năng mới thông qua các trải nghiệm cùng bố mẹ.
  Khi bé học về sự phối hợp, thì bé sẽ nhận ra rằng bé cần phải làm một số việc theo thứ tự nếu bé muốn thành công. Bé cần phải được nhìn thấy người lớn thực hiện mẫu một vài sự phối hợp điển hình nhưng chính bé là người cần hoàn thành mục tiêu nhờ vào thử nghiệm và thất bại. Thông thường, những “giải pháp” của bé rất riêng biệt, không giống bất cứ ai. Chuỗi phối hợp bé thể hiện có thể đúng (cầm cái gi đó và bỏ vào cái gì đó) nhưng có thể bé sẽ cho nhầm đồ vật vào nhầm chỗ. Bé biết rằng quần áo bẩn phải được bỏ vào thùng chứa. Vậy tại sao chỉ được bỏ vào giỏ giặt mà không phải là thùng rác hay toilet ?
Hoặc hành động phối hợp bản thân nó đã là khác biệt. Ví dụ bé biết là mẹ lên cầu thang bằng cách đi nhưng bậc thang quá cao nên bé phải bò. Tuy nhiên với mỗi bậc thì bé vẫn cố gắng đứng lên. Một khi bé đã đưa ra chính kiến rằng chuỗi phối hợp phải là như thế này thì tức là nó không thể thế khác. Bé sẽ không chấp nhận làm hành động đó bằng cách khác và bé sẽ tỏ ra khá bướng bỉnh nếu bố/mẹ cố gắng làm bé nghĩ khác đi. Vì vậy xin hãy luôn luôn chú tâm vào hành động của bé vì bé thực sự chưa nhận thức rõ được nguy hiểm là gì.

Giúp bé khám phá kĩ năng mới với sự tư tin.
  Một vài bé muốn tự khám phá kĩ năng mới một mình mà không có sự trợ giúp của bất kì ai. Nếu bé nhà bạn cũng như thế , xin hãy cố gắng dành thật nhiều sự chú ý cho cảm giác của bé , đó là cách làm bé tự tin. Ở độ tuổi này, các bà mẹ thường mất quá nhiều thời gian lấy đi các đồ vật từ các con và phạt  chúng. Xin hãy ghi nhớ thật kĩ rằng không phải con bạn ngỗ nghịch mà bé chỉ muốn tự khám phá mà thôi.

  Hãy thông cảm cho sự chống đối của con
Rất nhiều bà mẹ coi việc bé muốn chứng tỏ khả năng độc lập của mình là một sự phản kháng. Nhưng nếu bạn nghĩ kĩ thì thật ra không phải vậy. Bé đơn giản là muốn được tự làm mọi việc mà thôi.
Người mẹ và đứa trẻ luôn luôn có những cách nhìn khác nhau về mọi sự việc. Người mẹ thì thấy rằng con mình đang  gặp khó khăn, đứa trẻ thì cảm nhận rằng mẹ mình thật phiền phức.

Giúp con bạn học hỏi bằng phản hồi những gì bé làm
Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu kiểm tra xem chúng có thể làm được đến đâu trước khi có người ngăn chúng lại. Nếu bạn nói rõ ràng cho con hiểu khi nào con làm đúng và vì sao nó không tốt và nguy hiểm thì các bé sẽ học được rất nhiều. Tương tự, bạn nên cho con biết khi nào bé làm đúng và khen ngợi bé. Đa số các bé đều muốn được ngợi khen và chúng sẽ lặp đi lặp lại những hành động nào đó để đòi hỏi được nhận sự tưởng thưởng từ bố mẹ.
Nếu con bạn vẫn cố gắng làm hoặc chơi những thứ mà bé không được phép động đến, bạn chỉ cần làm bé phân tâm bằng một đồ chơi/trò chơi mà bé thích.

         Giúp con bạn học hỏi thông qua ngôn ngữ
Các bé sẽ bắt đầu chỉ và nói tên người, con vật và đồ vật. Chỉ hoặc nhìn, sau đó nói đúng từ là một sự phối hợp. Nếu bạn thấy con của bạn làm được điều đó, hãy lắng nghe bé và cho bé biết rằng bạn hiểu bé nói gì và khen ngợi rằng bé thật tuyệt vời. Đừng cố gắng chỉnh sửa cách phát âm của bé. Nó sẽ làm hỏng niềm vui của con và cũng chẳng làm nên sự khác biệt gì trong cách nói của bé cả.
Xin nhớ là luôn sử dụng đúng từ ngữ trong tất cả các lần nói chuyện với con. Bằng cách này bé sẽ tự động học được cách phát âm đúng từ vào đúng thời điểm. Sẽ có lúc bé sẽ dịch những gì mà bạn nói sang ngôn ngữ của riêng bé.

 Thấu hiểu những nỗi sợ của con

Những trò chơi cho wonder week 46
1. Làm việc nhà: chỉ cho con thấy mẹ nấu ăn và dọn dẹp như thế nào và cho bé tham gia cùng.
2. Mặc quần áo: Vui nhất là thực hiện trước gương. Cởi và mặc quần áo cho bé trong khi bé có thể nhìn thấy mình trong gương. Nói tên những đồ vật mà mẹ vừa cởi ra, sau đó nhờ bé giúp mẹ cởi/mặc vào. Khen ngợi khi bé giúp đỡ.
3. Cho bé tự chải đầu-đánh răng-rửa mặt. Cũng thực hiện trước gương. Thực hiện tương tự như trò (2).
4. Cho bé học cầm thìa.
5. Chơi trò chỉ trỏ : chỉ và nói tên các bộ phận trên cơ thể, chỉ và nói tên các đồ vật.
6. Hát và nhảy cho bé xem, khuyến khích bé nhảy cùng.
7. Trò tìm kiếm : cho bé xem khi mẹ gói một vật gì đó vào giấy rồi đưa cho bé và bảo bé bỏ vật đó ra. Hoặc cho một vật gì đó vào dưới một cái cốc (hoặc rổ…..) , sau đó đặt một chiếc cốc tương tự ở bên cạnh và hỏi bé xem đồ vật được giấu dưới cốc nào. Xin nhớ hãy khuyến khích  và khen ngợi trẻ mỗi lần trẻ làm đúng.

        Sau bước ngoặt
Khoảng giữa  tuần tuổi thứ 47 và 52, một chu kỳ tuyệt diệu hiện ra trước mắt bạn khi em bé của bạn trở nên cực kỳ vui vẻ và tự tin. Bé không chỉ tự chơi ngoan trở lại mà còn trông rất ra dáng người lớn, chín chắn và hiểu biết hơn rất nhiều.

         Những đồ chơi gợi ý cho Wonder week 46
1. Đoàn tàu gỗ.
2. Ô tô đồ chơi.
3. Búp bê.
4. Trống, chảo, nồi để bé gõ.
5. Sánh tranh về động vật
6. Bộ đồ chơi cát.
7. Bóng đủ các kích thước.
8. Những hạt cườm nhựa kích thước lớn.
9. Những đồ chơi liên quan đến động vật, đặc biết là các loại có nhạc.
10. Xe đạp, ô tô, xe kéo mà bé có thể ngồi lên và tự di chuyển.
11. Khối xếp hình.
12. Hình như chủ đề con người hoặc động vật.
13. Gương.
Xin hãy lưu ý vấn đề an toàn khi chơi với trẻ và cho trẻ chơi.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

Lịch trình Hà Nội – Hội An (đi ô tô) dành cho gia đình có trẻ em 8 ngày 7 đêm

Mẹ Ong Bông gửi tặng bạn lịch trình đi ô tô  từ Hà Nội đi ... Read More
Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Ghế ăn dặm là một trong những sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong ... Read More
Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Thực phẩm hữu cơ – Organic food là một xu hướng ngày càng phổ biến ... Read More
Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa là những sản phẩm dinh dưỡng quen thuộc trong cuộc ... Read More