Lược dịch Wonder Week 5 tuần tuổi

Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu.  Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.

Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 3 tới tuần 5 . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 5 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.

A. Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở” :

1. Quấy khóc nhiều hơn bình thường, đôi khi khóc vài tiếng liên tục.

2.   Khó ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa đêm, bú đêm nhiều hơn, dậy sớm hơn.

3. Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ vừa rời đi.

4. Đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn từ mẹ, muốn được mẹ ôm ấp, muốn mẹ ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi, rúc vú mẹ.

5. Biếng bú,

6. Muốn được mẹ vỗ về khi đang bú, đòi hỏi vú mẹ hoặc vú bình liên tục. (không phải vì đói).

Lưu ý : Rung lắc để dỗ dành trẻ có thể gây ra sự chảy máu trong ở khu vực sau xương sọ và điều này có thể dẫn đến tổn thương não khiến cho trẻ sẽ bị chứng khó tiếp thu khi bươcs vào lứa tuổi đi học hoặc thâm chí bị tử vong.

B. Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
4 đến 5 tuần, em bé của bạn sẽ có những thay đổi đáng kể về cách bé trải nghiệm thế giới xung quanh, cách bé cảm nhận sự vật thậm chí cả cách bé tiêu hóa sữa của mình.Một vài sự thay đổi này sẽ dẫn đến những kết quả trực tiếp mà bạn có thể nhìn thấy như bé khóc ra nước mắt, bé có thể thức với thời gian dài hơn và có vẻ thích thú với thế giới xung quanh hơn.
5 đến 6 tuần, em bé thậm chí có thể cảm nhận được một vài sự thay đổi thú vị như bé bắt đầu sử dụng nụ cười để giao tiếp với bạn.

* Bé thích thú với những cảnh vật xung quanh
– Nhìn ngắm các vật lâu và thường xuyên hơn.
– Nghe các âm thanh thường xuyên và chăm chú hơn.
– Có nhận thức rõ ràng hơn khi được chạm vào.
– Có nhận thức rõ ràng hơn về các mùi khác nhau.
– Cười lần đầu tiên hoặc cười nhiều hơn trước.
– Phát ra tiếng ọ ẹ ọc ọc nhiều hơn trước.
– Biểu lộ thích hay không thích thường xuyên hơn.
– Biểu lộ sự chờ đợi thường xuyên hơn.
– Thức dài hơn hoặc có thể thính ngủ hơn.

* Cơ thể bé thay đổi
– Nhịp thở đều đặn hơn.
– Giật mình và vặn vẹo ít hơn.
– Lần đầu tiên khóc ra nước mắt hoặc khóc ra nước mắt thường xuyên hơn.
– Nấc, trớ hoặc ợ  ít hơn.

C. Các cách giúp bé bình tĩnh: 
– Giúp bé an tâm bằng phương pháp da  tiếp da (skin-to skin contact).

– Ôm ấp, vuốt ve bé, xoa lưng cho bé . Đung đưa bé nhẹ nhàng hoặc vừa ngồi rocking chair vừa bế bé. TUYỆT ĐỐI KHÔNG RUNG LẮC.

– Hát / Bật cho bé nghe những giai điệu nhẹ nhàng, du dương hoặc white noise.

–  Cho bé đi tắm nước ấm trước khi ngủ, đặt bé vào khăn tắm ấm sau đó mát xa nhẹ nhàng với dầu em bé.

– Cho bé đi lại quanh phòng khi bé nằm trong điu, trên xe đẩy hoặc ngồi trong xe ô tô.

D. Hỗ trợ bé phát triển kĩ năng bằng cách:
– Cố gắng tìm xem hoạt động gì bé yêu thích nhất bằng cách quan sát thật cẩn thận phản ứng của bé. Khi bạn đưa cho bé đồ chơi hoặc đồ vật mà bé thích bé sẽ cười. Ngoài đồ vật thì đó có thể là thứ gì đó bé nhìn, nghe, ngửi hoặc cảm nhận được.

* Hỗ trợ bé khám phá thế giới xung quanh thông qua rèn luyện tầm nhìn
– Nếu bạn bế bé đi dạo xung quanh, bạn sẽ tự động nhân thấy được bé thích nhìn vào cái gì nhất. Cho bé đủ thời gian để có thể quan sát những đồ vật, sự việc và đừng quên khả năng tập trung của bé không hơn khoảng cách một bước chân là bao nhiêu. Nếu bạn nhận thấy bé bắt đầu chán, hãy cho bé xem những đồ vật tương tự như đồ vật bé thích nhưng có điểm khác biệt.

* Hỗ trợ bé khám phá thế giới xung quanh thông qua âm thanh: 
– Những âm thanh như tiếng kêu vo vo, tiếng chuông reo, tiếng xào xạ hay tiếng nói có thể làm bé thích thú. Âm thanh cao vút khiến bé thú vị nhưng bé thích nhất là giọng nói của mẹ.
– Cho dù bé mới 5 tuần tuổi thì bạn hãy có những buổi tâm sự thân mật với bé. Chọn một nơi thoải mái để ngồi và để mặt bạn sát gần bé rồi tâm sự với bé về bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra. Vừa nói vừa dừng lại một chút để bé có thời gian hồi đáp.

* Hỗ trợ bé khám phá thế giới xung quanh thông qua động chạm: 
– Sự âu yếm thân mật với bé, những cú cù ky nhẹ nhàng có thể làm bé cười nhưng nếu mọi người đều làm thế, khiến bé qusa tải thì có thể bé sẽ phản ứng ngược lại. Vì vậy hãy dừng lại ngay khi bạn nhận thấy bé không thích ứng với sự âu yếm của mọi người nữa.

Cho con biết là bạn hiểu bé.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

Lịch trình Hà Nội – Hội An (đi ô tô) dành cho gia đình có trẻ em 8 ngày 7 đêm

Mẹ Ong Bông gửi tặng bạn lịch trình đi ô tô  từ Hà Nội đi ... Read More
Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Ghế ăn dặm là một trong những sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong ... Read More
Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Thực phẩm hữu cơ – Organic food là một xu hướng ngày càng phổ biến ... Read More
Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa là những sản phẩm dinh dưỡng quen thuộc trong cuộc ... Read More