Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu. Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay. te: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 49 đến tuần 53 . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 55 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.
*****: Từ “chu trình” (program) ở đây khá là trừu tượng. Xin lý giải thế này. Ở kỳ bước ngoặt trước các bé đã được học cách phối hợp – tức là sự việc này theo sau sự việc kia hoặc là đồ vật này đi với đồ vật kia . “Chu trình” thì ở một mức độ phức tạp hơn vì nó cho phép việc đi đến kết quả cuối cùng theo hàng ngàn cách khác nhau. Một khi các bé có thể nhận thức được các chương trình thì bé đã bắt đầu hiểu được rằng giặt quần áo , dọn bàn ăn, ăn trưa, dọn dẹp, mặc quần áo, gọi điện thoại và hàng triệu những sự việc khác trong cuộc sống nghĩa là như thế nào. Đó là những chu trình. Chu trình có thể được hiểu là một chuỗi những hành động được phối hợp linh hoạt để hoàn thành một việc gì đó. Ví dụ khi một em bé có mục tiêu là “đi chơi” thì bé sẽ biết được rằng đi chơi tức là phải ” đội mũ, mặc áo, đi giày và trèo lên xe”
Thời kỳ “khó ở” lần này thường kéo dài từ 4 đến 5 tuần, nhưng cũng có thể chỉ có 3 tuần hoặc dài ra đến 6 tuần.
Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở” :
1. Khóc nhiều hơn, hay cáu giận và ỉ ôi.
2. Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
3. Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé.
4. Bám bố/mẹ không rời.
5. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).
6. Nghịch hơn.
7. Có những cơn giận bất thường ( ví dụ đang chơi xếp hình rất ngoan bỗng nhiên ném hết đồ chơi đi và gào thét).
8. Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.
9. Nhút nhát hơn với người lạ. (mà trước đây không thế).
10. Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn
11. Dường như xuất hiện những “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.
12. Biếng ăn.
13. Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.
14. Mút tay nhiều.
15. Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, những lúc không có bố mẹ ở bên cạnh
16. Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).
17. Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mới hết.
Và những thay đổi tiêu cực khác mà trước thời kì này không có tự nhiên bây giờ lại xuất hiện cũng có thể coi như là dấu hiệu của thời kỳ “bước ngoặt”.
Thời kỳ này ảnh hưởng đến bạn như thế nào:
1. Bạn thấy lo lắng và cố để tìm ra lý do vì sao con mình lại “khó ở” như thế, các biểu hiện ở thời kỳ này cũng dễ bị nhầm với hiện tượng mọc răng.
2. Một lần nữa bạn lại cảm thấy mệt mỏi (vô cùng).
3. Bạn thấy bực bội.
Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Vào khoảng tuần tuổi thứ 55, bạn sẽ thấy các bé trở nên dễ tính hơn, bình tĩnh hơn và thử làm những điều hoàn toàn mới mẻ. Sau đây là những điều mới bé học được về các CHU TRÌNH nơi mà bé bắt đầu hiểu rằng thế giới này tràn đầy những mục tiêu và bé cần phải thực hiện một chuỗi những phối hợp để đi đến kết quả cuối cùng.
Lưu ý lần nữa: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng nào trước, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài tuần thâm chí vài tháng.
Tự bắt dầu một chu trình
1. Lấy chổi hoặc cây lau bụi và quét nhà/quét bụi.
2. Vào nhà tắm và kì cọ bồn rửa.
3. Chạy đưa cho mẹ đồ vật mà bé muốn mở ra hoặc vứt đi. và nhờ giúp đỡ.
4. Tìm lấy hộp bánh và muốn mở ra để lấy bánh.
5. Chạy ra chỗ mẹ mang theo mũ, áo, túi với ý muốn đi chơi.
6. Cởỉ quần ao để chơi cát.
7. Cởi quần áo ra và muốn tự mặc lại.
Tham gia vào các chu trình của cha mẹ
1. Ném gối từ ghế xuống dưới đất để giúp khi mẹ đang dọn dẹp.
2. Cố để khăn vào chỗ cũ khi mẹ xong việc.
3. Bỏ đồ vật hoặc đồ ăn vào đúng chỗ.
4. Mang đia,bát, các đồ dùng của bé….khi mẹ đang dọn bàn ăn.
5. Nói với mẹ bằng từ ngữ, âm thanh hoặc cử chỉ rằng bé đã ăn xong (và có thể mang món tráng miệng ra rồi).
6. Cho thìa vào cốc và khoắng.
7. Cầm lấy một đồ vật của mẹ và muốn tự mang nó.
8. Cố gắng tự mặc quần áo.
9. Lấy 1 cái CD và giúp cho vào máy. Biết rõ cần phải bấm nút nào để play
Thực hiện một chu trình dưới sự giám sát của người lớn
1. Cho đúng các hình khối vào đúng lỗ khi bố mẹ giúp đỡ bằng cách chỉ hình nào vào lỗ nào.
2. Dùng bô khi bố mẹ bảo hoặc khi bé cần đi vệ sinh. Sau đó tự mang bô vào nhà tắm hoặc giúp người lớn mang vào sau đó xả nước.
3. Lấy giấy bút và vẽ nguệch ngoạc khi có bố mẹ giúp.
Những chu trình độc lập
1. Cố gắng cho búp bê hoặc đồ chơi ưa thích ăn bằng cách bắt chước chu trình bé tự ăn.
2. Cố gắng tắm cho búp bê giống như khi bé được tắm.
3. Cố gắng cho búp bê dùng bô,có thể là ngay sau khi bé vừa sử dụng nó.
4. Tự ăn và ngồi ăn ngay ngắn như người lớn.
5. Tự ăn nho khô từ trong túi đựng nho.
6. Xếp được hình tháp chồng từ ít nhất 3 hình khối.
7. Bắt đầu và tiếp diễn một cuộc nói chuyện điện thoại.
8. Bò xung quanh phòng theo một con đường riêng mà bé tự vẽ ra và thường xác định rõ địa điểm mà bé muốn tới ngay từ đầu.
9. Bò xung quanh phòng với ô tô đồ chơi vừa bập bẹ “vrooom vroom”. Đi theo tất cả các thể loại “chỗ trống” quanh nhà khác nhau như là dưới bàn ghế, giữa ghế sofa và tường.
10. Có thể tìm thấy đồ vật mà mẹ đã giấu đi
Theo dõi mọi người thực hiện một chu trình
1. Xem hoạt hình hoạt chương trình thiếu nhi trên tivi, bé có thể tập trung xem trong 3 phút
2. Nghe một mẩu truyện ngắn trên radio hoặc cd.
3. Thể hiện rõ là bé hiểu những gì xảy ra trong tranh-ví dụ nói “yum” khi có em bé hoặc con vật trong tranh đang ăn hoặc đc cho ăn cái gì.
4. Nhìn và lắng nghe khi mẹ chơi trò “đóng giả nhân vật” – cho ăn, tắm và mặc quần áo cho búp bê hoặc cho chúng nói chuyện qua lại với nhau.
5. Tìm hiểu xem những bé lớn hơn thực hiện chu trình với đồ chơi của chúng – cách các bé lớn chơi với bộ tiệc trà, bộ ô tô và gara, bộ tàu hỏa.
7. Tìm hiểu xem các thành viên trong gia đình thực hiện các chu trình thường ngày, ví dụ khi mọi người mặc quần áo, ăn uống và nghe điện thoại.
Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.
Phần 2 gồm có:
1. Những điều cần làm để giúp con bạn phát triển kĩ năng trong thời kỳ “bước ngoặt”.
2. Những trò chơi, đồ chơi thích hợp cho thời kỳ này.