Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu. Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.
Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 34 . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 37 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.
Vào khoảng tuần thứ 37 (hoặc giữa tuần thứ 36 và 40), bạn có thể nhận thấy con của mình bắt đầu thử làm những điều mới. Ở tầm tuổi này, những khám phá của bé rất có trật tự. Ví dụ, bạn sẽ thấy em bé của mình nhặt một mẩu gì đó ở trên sàn nhà và tìm hiểu chúng bằng ngón trỏ và ngón cái. Hoặc đầu bếp tí hon của bạn có thể sắp xếp lại đồ ăn trên đĩa bằng cách tìm hiểu xem quả chuối trở nên nát bét như thế nào. Bé sẽ thể hiện những biểu cảm hết sức nghiêm túc, tập trung khi thực hiện những nghiên cứu đó. Đó chính là cách các phân loại thế giới xung quanh mình.
Thời kỳ “khó ở” của bé sẽ xuất hiện trong khoảng từ 32 đến 37 tuần ( thông thường là vào 34 tuần), có thể kéo dài trong 4 tuần nhưng cũng có thể chỉ 3 tuần hoặc lên tới 6 tuàn.
Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở”
1. Quấy khóc nhiều hơn.
2. Sáng nắng chiều mưa: lúc trước thì vui vẻ lúc sau khóc được ngay.
3. Túm chặt lấy quần áo của mẹ (bám váy mẹ í) hoặc là bám vào chân mẹ k cho mẹ đi đâu cả. Kiểu như là nó đang bò tự nhiên mẹ đi đấy nó chạy ra nó bám mẹ nó k cho mẹ đi ấy.
4. Cư xử ngọt ngào bất thường (kiểu cứ thỉnh thoảng cười nịnh vs mẹ í)
5. Nổi giận thường xuyên.
6. Nhút nhát hơn.
7. Muốn mẹ hoặc ng lớn chơi cùng hoặc ở bên cạnh, k muốn ở 1 mình, k muốn chơi 1 mình, muốn được ôm ấp vuốt ve nhiều hơn.
8. Ngủ kém điều độ, dường như có xuất hiện các “giấc mơ”, giấc ngủ k sâu, khó ngủ, ngủ đc 1 lúc dậy khóc, ngủ ít hơn bt.
9. Biếng ăn.
10. Ít bập bẹ hơn.
11. Ít vận động.
12. Đôi khi thừ người ra, nghĩ ngợi mông lung ( Sometimes just sits there, quietly daydreaming).
13. Khôpg muốn mẹ thay tã, khóc khi bị thay tã, rửa đít. Khóc khi bị thay, mặc quần áo
14. Mút tay liên tục.
15. Tìm kiếm đồ vật để ôm ấp khi mẹ k có ở đó.
16. More babyish ( tức là những biểu hiện từ hồi bé xíu đã k còn nữa tự nhiên lại quay trở lại í).
Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Vào khoảng tuần tuổi từ 37 đến 42, bạn sẽ thấy các bé trở nên dễ tính hơn, bình tĩnh hơn và thử làm những điều hoàn toàn mới mẻ. Sau đây là những điều mới bé học được về các CHU TRÌNH nơi mà bé bắt đầu hiểu rằng thế giới này tràn đầy những mục tiêu và bé cần phải thực hiện một chuỗi những phối hợp để đi đến kết quả cuối cùng.
Lưu ý lần nữa: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng nào phù hợp với bé nhất, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài tuần thâm chí vài tháng.
Nhận biết được con vật và đồvật
1. Thể hiện rằng bé có thể phân loại ví dụ động vật ở tranh, đồ chơi hay ở đời thực.
2. Thể hiện rằng bé có thể phân biệt các hình khối.
3. Thể hiện rằng bé nghĩ cái gì đó đang bị bẩn, bằng cách hít hít mũi chẳng hạn.
4. Thể hiển rằng bé nghĩ có gì đó vui hoặc là tốt bằng cách thực hiện chuyển động hoặc âm thanh đặc trưng.
5. Hiểu được tên của con vật, đồ vật, ví dụ bàn chải, tất, bánh mì…Khi mẹ hỏi :”Cái…..ở đâu con nhỉ?” bé sẽ ngó nghiêng để tìm kiếm đồ vật đó. Khi mẹ nói :”Hãy lấy cái ….của con nào” đôi khi bé cũng sẽ lấy nó cho bạn.
6. Thỉnh thoảng lặp lại được những từ bố mẹ đã dùng.
7. So sánh những sự việc được thấy tận mắt và qua màn hình (screen), ví dụ qua kính….
Nhận biết được mọi người ( tức là con người thì khác với con vật hay đồ vật).
1. Liên kết được giữa người khác với âm thanh và cử chỉ.
2. Bắt chước người khác thường xuyên hơn; bắt chước những gì người khác làm.
3. Thể hiện rõ ràng mong muốn được chơi đùa với người khác nhiều hơn trước.
4. Gọi mọi người trong gia đình, và mỗi người lại được bé gọi bằng những âm thanh riêng.
Nhận biết được mọi người ở trong những hoàn cảnh khác nhau
1. Nhận ra được người khác cho dù bé đang ở chỗ lạ.
2. Làm mặt xấu khi soi gương và cười.
3. Nhìn vào đồ vật hoặc con người ở trong phòng rồi cố tìm đồ vật và người đó ở trong gương.
Nhận biết được cảm xúc
1. Lần đầu tiên biết ghen khi thấy mẹ đang chơi với em bé khác.
2. Nựng nịu đồ chơi yêu thích của bé khi nó bị rơi hay bị ném đi.
3. Hành động đặc biệt dễ thương khi bé muốn có được cái gì đó.
4. Cường điệu tâm trạng của bản thân khi muốn mọi người biết thực sự bé đang cảm thấy thế nào.
5. Bắt đầu khóc khi có em bé khác cũng đang khóc.
Chuyển đổi vai trò
1. Có thể tự chơi.
2. Chơi ú òa với em bé nhỏ hơn.
3. Cầm bình để bón sữa cho mẹ. (Giống như mẹ cho bé ăn).
4. Muốn mẹ hát cho nghe và bé vỗ tay theo.
5. Muốn được chơi trốn tìm bằng cách bò vào đằng sau vật gì đó.
6. Muốn mẹ xây tháp xếp hình từ bộ đồ chơi của bé.
Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.
Phần 2 gồm có:
1. Những điều cần làm để giúp con bạn phát triển kĩ năng trong thời kỳ “bước ngoặt”.
2. Những trò chơi, đồ chơi thích hợp cho thời kỳ này.