Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu. Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.
Giúp đỡ bé khám phá kĩ năng mới thông qua các trải nghiệm
Khi con của bạn bắt, bắt đầu thử nghiệm việc phân loại mọi vật, bạn sẽ nhận thấy rằng bé thực sự bận rộn kiểm tra toàn bộ các đặc tính của sự vật rồi so sánh chúng với nhau. Bằng cách đó, bé sẽ khám phá ra rằng đồ vật này nặng hay nhẹ, nó có thể nầy lên được không, chạm vào nó như thế nào….Bé sẽ khám phá đồ vật từ mọi góc độ, di chuyển chúng lúc nhanh, lúc chậm, đó là cách duy nhất giúp bé khám phá xem đó có phải quả bóng hay không.
Một vài em bé đặc biệt thích thú với các hình khối. Nếu em bé nhà bạn cũng như vậy, thì hãy cho bé chơi bộ đồ chơi hình khối với nhiều hình dạng khác nhau. Bạn cungx có thể nhận ra rằng con của bạn sẽ tìm thấy rất nhiều đồ đạc ở trong nhà có các hình dạng hấp dẫn bé. Xin hãy cố gắng tìm hiểu xem bé nhà bạn thích được tìm hiểu đò vật nào và cách bé muốn có được chúng. Hãy cho bé cơ hội mà bé cần có.
Nhiều bé lại thích được tìm hiểu về những kết cấu khác nhau của đồ vật. Bằng cách khám phá này, bé thậm chí còn tìm ra được làm cách nào mà có thể lắp ráp được thứ đó và nó thuộc loại nào. Nếu em bé của bạn giống như thế, bé sẽ có thể gặm đồ vật ở mọi khía canh, ví dụ ấn vào mặt trên, phần giữa và mặt cuối của cái gì đó.
Một vài bé thích dùng tay sờ đồ vật để khám phá xem bé cảm thấy thế nào. Bằng cách đó bé sẽ phân loại đồ vật theo các yếu tố: tính kiên cố, tính dẻo dai, sự gập ghềnh, hơi ấm, tính trơn trượt…Hãy để bé khám phá điều đó.
Lợi thế của việc phá hỏng đồ vật
Nếu em bé nhà bạn đang khám phá những kết cấu khác nhau của đồ vật, bé có thể kết thúc bằng việc tháo rời một vài thứ. Nếu em bé đầu phá hủy đồ vật, hãy đưa cho bé những đồ chơi mà bé có thể khám phá theo cách đó. Gom hình khối thành 1 đống để bé có thể bó từng hình ra. Hãy chỉ bé cách làm. Bạn cũng có thể làm thế với vòng tròn xếp chồng. Cũng có thể thử đưa bé một chồng báo để bé có thể bỏ từng tờ ra khỏi chồng. Tìm kiếm những trò chơi mà bé có thể tự mình khám phá và hỗ trợ bé nếu như những trò đó không nguy hiểm hay đắt đỏ. Bạn cũng có thể chỉ cho bé thấy cách bạn tháo dỡ đồ vật như thế nào. Thử nghiệm này rất quan trọng vì sau bước ngoặt tiếp theo bé có thể tận dụng những kiến thức thu thập được từ bước ngoặt này để lắp ráp đồ vật thay vì phá hủy chúng.
Đôi khi em bé thích được có những phần khác nhau trên cơ thể vào đồ vật, hoặc cầm nắm thứ gì đó rồi cho nó lăn trên người. Bằng cách đó em bé có thể cảm thấy quen thuộc với bất cứ thứ gì mà bé đang tìm hiểu, vậy nên bạn hãy cho bé cơ hội làm điều đó.
Khi phân loại mọi thứ, một vài bé thích được khám phá những con người, đồ vật, sự việc có tính chất gồ ghề và cần phải cẩn thận. Hãy cho bé biết rằng có những thứ sẽ làm bé đau và có những đồ vật có thể bị vỡ.
Hãy cho các bé cơ hội để so sánh trọng lượng giữa đồ chơi của bé và những đồ v ật khác.
Tạo ra một không gian năng động giúp bé tìm hiểu
Hãy tạo đủ không gian để bé khám phá tất cả các thể loại đồ vật. Cho phép bé được bò quanh nhà, trèo lên cái gì đó và tự mình đu lên tất cả những nơi có thể đu. Dùng thanh chắn cầu thang để chắn 3 bậc đầu tiên với những bậc còn lại, rồi cho phép bé thực hành trèo lên trèo xuống . (Nhà mình thì cứ đi theo nó là xong ạ).
Hãy cho bé bò ở cả những không gian ngoài ngôi nhà bạn, như bãi biển, công viên….Chỉ cần để mắt đến bé là được.
Xin hãy đảm bảo rằng khu vực xung quanh nới bé khám phá là an toàn. Nhưng trên hết là không được rời mắt khỏi bé.
Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua các trò chơi
Những cảm xúc cũng là một khía cạnh để bé phân loại. Nếu thấy bé có những cử chỉ như giả vờ buồn, ngọt ngào, tức giận, hãy để cho bé có cảm giác mình đã thành công nếu có thể. Nhưng đồng thời cũng nên cho bé biết rằng bạn biết bé đang làm gì. Điều đó sẽ dậy cho bé biết rằng điều khiển cảm xúc là quan trọng, nhưng bé không được sử dụng chúng để điều khiển bố mẹ.
Ở giai đoạn này bé có thể biết được rằng mình và những người khác thuộc cùng một chủng loại. Vì thế bé hiểu được rằng bé có thể làm được những việc mà người khác làm như trốn tìm, lấy đồ chơi. Xin hãy luôn đáp trả những hành động đó, dù chỉ trong chốc lát.
Các trò chơi dành cho Bước Ngoặt lần này
1. Chuông cửa và công tắc. Hãy cho phép bé bấm chuông, để bé bấm nút thang máy, bật đèn.
2. Khám phá ngoài trời. Cho bé ra ngoài trời và khám phá mọi thứ xung quanh.
3. Mặc quần áo. Cho bé đứng trước gương, cởi và mặc quần áo cho bé để bé có thể chơi một dạng của trò ú òa với chính bé vào lúc đó.
4. Gọi tên đồ vật bé đang chơi hoặc sự việc bé đang theo dõi. Khi bé thể hiện bé muốn gì đó hãy dịch ra bằng ngôn ngữ. Cho bé chọn 1 quyển sách và tự giở trang sách. Chỉ vào bức tranh bé đang xem và gọi tên đồ vật. Bạn có thể giả âm thanh của con vật hoặc đồ vật trong tranh. Động viên bé bắt chước âm thanh đó. Đừng có tiếp tục nếu bé không hứng thú.
5. Nhờ bé đưa cho bạn bất cứ thứ gì bé đang cầm bằng cách nói “Con đưa cho mẹ nào”, nhờ bé đưa cho bố nữa. Bạn cũng có thể nhờ bé lấy thứ gì đó cho bạn, Cũng thử gọi bé khi bạn không nhìn thấy bé :”Con ở đâu nhỉ” và để bé trả lời. Hoặc gọi bé tiến tới chỗ bạn ‘Lại đây với mẹ nào”. Khen bé nếu bé tham gia vào trò chơi và ngừng chơi ngay khi bé mất hứng thú.
6. Thử cho bé bắt chước bất cứ cái gì bạn đang làm rồi sau đó bắt chước lại bé. Cố gắng thay đổi điệu bộ lien tục, lúc nhanh, lúc chậm. Cố gắng làm điệu bộ với/hoặc không với âm thanh, làm trước gương nữa.
7. Ngồi trước gương và chơi trò chơi với các nguyên âm, phụ âm hoặc từ ngữ, bất cứ thứ gì bé của bạn thích. Cho bé thời gian quan sát và bắt chước bạn. Cũng có thể bắt chước cử chỉ của tay và đầu.
8. Chơi trò đuổi bắt.
9. Chơi trốn tìm. Mẹ để cho bé thấy là mẹ đã trốn vào đâu đó rồi cho bé đi tìm. Cũng có thể giả vờ là không thấy bé đâu cả và đi tìm bé. Khi 2 mẹ con tìm thấy nhau, hãy tỏ thái độ thật nồng nhiệt.
Đồ chơi dành cho bước ngoặt lần này
1. Thứ gì đó có thể mở ra đóng vào như cửa ra vào, ngăn kéo tủ.
2. Chảo có nắp.
3. Chuông cửa, nút bấm thang máy…
4. Đồng hồ báo thức.
5. Tạp chí và báo để xé.
6. Cốc và giấy nhựa.
7. Đồ vật lớn hơn bé như giỏ nhựa hoặc hộp.
8. Rèm cửa và chăn để chui ra chui vào.
9. Thùng chưa, đặc biệt là những loại có hình tròn, nồi và chai.
10. Những thứ bé có thể di chuyển được như tay nắm hoặc nút bấm.
11. Những thứ có thể tự di chuyển như bong người hoặc cành cây.
12. Bóng đủ kích cỡ, từ bong bàn đến bong chuyền bãi biển.
13. Búp bê trông giống thật.
14. Hình khối với đủ hình dạng, kích cỡ, càng to càng tốt.
15. Bể bơi trẻ em.
16. Cát, nước, đá cuội và dụng cụ bằng nhựa.
17. Mái chèo.
18. Quyển sách có tranh to, dề nhìn, ít chi tiết.
19. Tranh ảnh khổ lớn với những hình ảnh cơ bản.
20. Ô tô đồ chơi.
Từ tuần thứ 40 đến 45, sunny weeks sẽ xuất hiện.