10+ Công Thức Nấu Cháo Cua Ăn Dặm Cho Bé Yêu

Cua không chỉ cung cấp chất đạm mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như canxi và sắt. Kết hợp cùng với các loại rau củ tươi ngon, món cháo cua trở thành một món ăn dặm lý tưởng, vừa bổ dưỡng lại hấp dẫn, giúp kích thích vị giác của bé và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh.

Xem bài viết sau đây của Mẹ Ong Bông để hiểu rõ hơn về lợi ích của cua và hướng dẫn nấu cháo cua ăn dặm cho bé đơn giản.

Lợi ích của cua đối với sự phát triển của trẻ

  • Cua Đồng: Thích hợp cho trẻ em nhờ vào giá trị dinh dưỡng cân bằng và dễ tiêu hóa, đồng thời cung cấp lượng canxi và vitamin cần thiết cho sự phát triển xương và cơ bắp.
  • Cua Biển: Cung cấp lượng omega-3 và vitamin B12 cao, giúp phát triển trí não và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguy cơ dị ứng và chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bé.
Lợi ích Cua Đồng Cua Biển
Nguồn Protein Cung cấp protein chất lượng, dễ tiêu hóa, giúp phát triển cơ bắp và mô tế bào. Cung cấp protein dồi dào, giúp phát triển cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
Vitamin và Khoáng Chất Chứa vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin A, vitamin D, và khoáng chất như canxi, sắt, và magie. Chứa nhiều vitamin B12, vitamin A, vitamin D, và khoáng chất như kẽm, canxi, và đồng.
Omega-3 Ít omega-3 hơn so với cua biển, nhưng vẫn có một lượng nhỏ có lợi cho sự phát triển não bộ. Cung cấp lượng omega-3 phong phú, hỗ trợ phát triển trí não và thị giác.
Chất Béo Chất béo ít hơn cua biển, chủ yếu là chất béo không bão hòa. Chứa lượng chất béo cao hơn, trong đó có nhiều axit béo không bão hòa có lợi.
Chất Sắt Cung cấp lượng sắt tốt, giúp phòng ngừa thiếu máu và hỗ trợ sự phát triển tế bào máu. Cung cấp lượng sắt cao, rất tốt cho việc phòng ngừa thiếu máu và duy trì sức khỏe tổng thể.
Chất Canxi Cung cấp canxi giúp phát triển xương và răng chắc khỏe. Chứa lượng canxi cao, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển xương và răng.
Tính Dễ Tiêu Hóa Dễ tiêu hóa và thích hợp cho bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Có thể khó tiêu hóa hơn một chút đối với một số trẻ, cần được chế biến kỹ lưỡng.
Chất Đạm Chứa đạm với tỷ lệ thấp hơn so với cua biển. Chứa lượng đạm cao hơn, hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Tính Đặc Trưng Thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống, có hương vị đặc trưng của miền đồng quê. Thích hợp cho các món ăn hải sản, hương vị đặc trưng của biển, được ưa chuộng hơn ở các vùng biển.
Rủi Ro Dị Ứng Ít có nguy cơ dị ứng nhưng vẫn cần thận trọng. Có nguy cơ cao hơn về dị ứng hải sản, cần kiểm tra phản ứng của bé.

Trẻ mấy tháng tuổi ăn được cua?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g cua đồng chứa:

  • Nước: 100g cua đồng cung cấp 74,4g nước.
  • Protein (protid): 12,3g trong 100g cua đồng.
  • Lipid (chất béo): 3,3g.
  • Carbohydrate (glucid): 2g.
  • Calo: 89 calo.

Ngoài ra, cua đồng còn chứa các khoáng chất và vitamin quan trọng như:

  • Canxi (calcium): 5,040mg.
  • Phosphorus (photpho).
  • Sắt.
  • Vitamin B1, B2 và nhiều loại vitamin khác.

Với những thành phần này, cua đồng không chỉ ngon mà còn có lợi cho sức khỏe.

Cháo cua đồng là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Cua đồng giàu protein, canxi, sắt và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sau khi bé đã quen với việc ăn dặm, tầm khoảng 9 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cua biển. Hãy thêm cua vào chế độ ăn của bé một cách dần dần để bé có thể làm quen với chất đạm từ cua. Nếu bé có xu hướng dễ bị dị ứng, bố mẹ cần cẩn trọng hơn và có thể đợi đến khi bé được 1 tuổi mới cho ăn cua biển.

Lượng cua nên cho bé ăn mỗi ngày

Lượng cua nên cho bé ăn mỗi ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

Trẻ 7-8 tháng tuổi:

  • Lượng ăn: Khoảng 10-20 gram cua nấu chín mỗi bữa ăn.
  • Tần suất: Có thể cho bé ăn cua đồng 1 lần mỗi tuần.

Trẻ 9-12 tháng tuổi:

  • Lượng ăn: Khoảng 10-20 gram cua nấu chín mỗi bữa ăn.
  • Tần suất: Có thể cho bé ăn cua biển 1-2 lần mỗi tuần.

Trẻ 1-3 tuổi:

  • Lượng ăn: khoảng 30 – 40g/bữa.
  • Tần suất: Có thể cho bé ăn cua 1-2 lần mỗi tuần

Trẻ từ 4 tuổi trở lên:

  • Lượng ăn: Khoảng 50 – 60g/bữa.
  • Tần suất: Có thể cho bé ăn cua 1-2 lần mỗi tuần, không nên quá thường xuyên để tránh dư thừa đạm

Nấu cháo cua với những loại rau nào?

Gợi ý một số loại rau phù hợp để nấu cháo cua cho bé:

  • Cà rốt: Cung cấp vitamin A, hỗ trợ thị lực và hệ miễn dịch.
  • Bí đỏ: Giàu vitamin A, C, và chất xơ, giúp tiêu hóa và sức đề kháng.
  • Mồng tơi: Cung cấp sắt và vitamin C, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Ngót: Giàu vitamin C và K, giúp phát triển xương và tăng cường miễn dịch.
  • Cải xanh: Cung cấp vitamin K, canxi, và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Su su: Cung cấp vitamin C và chất xơ, tăng cường sức đề kháng.
  • Khoai lang: Giàu vitamin A, C và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Gợi ý công thức nấu cháo cua cho bé ăn dặm

Cháo cua bí đỏ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100g thịt cua biển đã sơ chế sẵn
  • 25g bí đỏ
  • Gạo, lượng vừa đủ
  • Phô mai

Sơ chế:

  • Rửa sạch thịt cua biển.
  • Gọt vỏ và rửa sạch bí đỏ.

Cách làm:

  • Vo sạch gạo và cho vào nồi với nước, ninh cho đến khi cháo nhừ.
  • Bí đỏ có thể cho vào nồi cùng cháo để nấu mềm hoặc hấp riêng rồi xay nhuyễn.
  • Thịt cua xé sợi, xào với một chút dầu ăn và gia vị cho vừa miệng.
  • Thêm bí đỏ và thịt cua vào nồi cháo, tiếp tục nấu cho tất cả hòa quyện.
  • Trong quá trình nấu, sử dụng thìa khuấy đều để cháo không bị dính đáy nồi.
  • Cho phô mai vào cháo, quấy đều  trước khi tắt bếp.
  • Để cháo nguội bớt, múc ra bát, thêm 1 thìa súp dầu ăn và sẵn sàng cho bé thưởng thức.

Cháo cua cho bé nấu với hạt sen

Cháo cua cho bé nấu với hạt sen

Nguyên liệu:

  • 50g gạo đã nấu thành cháo
  • 30g thịt cua đã chế biến và xé sợi
  • 20g hạt sen
  • 1 muỗng canh dầu ăn dặm cho bé
  • Mùi tàu

Cách làm:

  • Rửa sạch hạt sen, loại bỏ tim sen để tránh vị đắng. Hấp chín hạt sen và tán nhuyễn.
  • Phi tỏi trong chảo cho đến khi vàng, sau đó cho thịt cua xé sợi vào xào cho thấm gia vị.
  • Cho cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi cùng với hạt sen đã hấp chín. Nấu sôi khoảng 5 phút cho các nguyên liệu hòa quyện.
  • Thêm 1 muỗng canh dầu ăn dặm và cho mùi tàu đã băm nhỏ vào cháo, khuấy đều. Để cháo nguội bớt trước khi múc ra bát cho bé thưởng thức.

Cháo cua cho bé với khoai tây

Nguyên liệu:

  • 30g thịt cua biển đã xé sợi
  • 100-200g khoai tây
  • 10g thịt nạc và mỡ heo
  • 1 muỗng canh dầu oliu cho bé ăn dặm
  • Phô mai

Sơ chế:

  • Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và cắt thành hạt lựu.
  • Xay nhuyễn thịt nạc và mỡ heo.

Cách làm:

  • Phi thơm hành tím với dầu ăn trong chảo, sau đó cho thịt nạc và mỡ heo đã xay nhuyễn vào xào cho đến khi chín tái.
  • Thêm thịt cua đã xé sợi vào chảo và xào cùng.
  • Đun sôi 250ml nước, sau đó cho khoai tây vào nấu cho đến khi mềm.
  • Khi khoai tây đã chín, cho hỗn hợp thịt nạc và cua vào nồi, đảo đều và nấu trên lửa lớn trong 5 phút. Sau đó cho phô mai vào chờ phô mai tan thì khuấy đều.
  • Tắt bếp, múc cháo ra bát, thêm 1 muỗng canh dầu oliu vào và khuấy đều. Để nguội bớt trước khi cho bé ăn.

Cháo cua đồng với mướp hương

Chuẩn bị:

  • 200g cua đồng
  • 1 khúc mướp hương
  • 1 tô cháo trắng nấu sẵn
  • 1 ít hành tím băm

Sơ chế cua đồng:

  • Rửa sạch cua, bóc bỏ yếm và mai. Xay nhuyễn thịt cua với một ít nước, sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt.
  • Dùng tăm lấy sạch gạch cua trong phần mai. Phi hành tím cho thơm, sau đó cho gạch cua vào xào với nước mắm đến khi gạch cua chín.

Cách nấu cháo cua với mướp hương:

  • Rửa sạch mướp hương, thái nhỏ.
  • Đổ cháo trắng vào phần nước cua đã xay, đun sôi.
  • Cho mướp hương vào nồi cháo, nấu thêm lần nữa cho mướp hương mềm.
  • Múc cháo ra chén, thêm dầu ăn dặm, gạch và riêu cua vào, sau đó cho bé thưởng thức.

Cháo cua phô mai cho bé

Cháo cua phô mai cho bé

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g cua
  • 1 lá phô mai ăn dặm
  • Dầu mè, dầu ăn dặm cho bé
  • 20g gạo tẻ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cua, bỏ phần yếm, rồi luộc sơ với nước. Khi cua chín, vớt ra, tách lấy thịt và gạch cua.
  • Phi thơm hành với dầu mè, khi hành chuyển màu vàng thì cho thịt cua vào xào khoảng 5 phút cho chín đều. Sau đó, cho thịt cua vào máy xay nhuyễn.
  • Vo sạch gạo tẻ, cho vào nồi nấu với nước cho đến khi cháo nhuyễn. Khi cháo đã chín, thêm thịt cua xay và phô mai vào nồi, đảo đều đến khi phô mai tan hoàn toàn thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, thêm một ít dầu ăn dặm lên trên và để nguội bớt trước khi cho bé thưởng thức.

Cháo cua cho bé nấu với khoai lang

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ
  • 1 con cua biển khoảng 200g
  • 1/2 củ khoai lang
  • Dầu ăn dặm cho bé
  • Hành tím băm nhuyễn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cua, luộc chín rồi tách lấy thịt và xé nhỏ.
  • Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch, thái thành lát mỏng. Vo sạch gạo.
  • Cho gạo và khoai lang vào nồi với 300ml nước lọc, nấu đến khi chín nhừ.
  • Phi thơm hành tím, sau đó cho thịt cua vào xào săn
  • Khi cháo đã chín, cho thịt cua xào vào nồi cháo, nấu thêm khoảng 2 phút, và tắt bếp.
  • Múc cháo ra chén, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn dặm lên trên, để nguội bớt trước khi cho bé thưởng thức.

Cháo cua đậu xanh cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo
  • Cua
  • Đậu xanh
  • Tỏi, hành tím băm nhuyễn
  • Dầu ăn dặm cho bé

Sơ chế và chế biến nguyên liệu:

  • Gạo: Vo sạch gạo, để ráo, rồi rang cho đến khi gạo vàng đều.
  • Đậu xanh: Ngâm đậu xanh trong nước cho nở, sau đó rửa sạch.
  • Cua: Rửa sạch, hấp chín. Sau khi cua chín, tách lấy phần thịt và gạch cua.
  • Phi thơm hành tím với chút dầu ăn, khi hành đã vàng đều, cho thịt và gạch cua vào đảo đều đến khi cua săn lại, sau đó tắt bếp.
  • Cho gạo và đậu xanh vào nồi, hầm nhừ. Sử dụng nồi nấu chậm sẽ giúp cháo chín đều và tiện lợi hơn.
  • Khi cháo đã chín nhừ và đậu xanh đã nở bung, cho thịt cua đã xào vào nồi, nấu thêm cho cháo sôi lần nữa rồi tắt bếp.

Cháo cua cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100g thịt cua biển
  • 1 củ cà rốt
  • 1/2 trái bắp (ngô)
  • 1 nhánh rau mùi
  • 1 củ hành khô
  • Một lượng gạo tẻ vừa phải

Sơ chế:

  • Rửa sạch cua biển.
  • Gỡ lấy hạt ngô.
  • Bào vỏ và cắt thành miếng nhỏ.

Cách làm:

  • Luộc cua với sả, muối và một ít gừng đập dập để khử mùi tanh. Khi cua chín, vớt ra, tách thịt cua cẩn thận, đảm bảo không sót vỏ cua.
  • Xay nhuyễn hạt ngô với nước.
  • Vo sạch gạo, cho vào nồi cùng nước ngô xay, đun lửa nhỏ. Thêm nửa củ cà rốt thái miếng to vào nấu để tạo vị ngọt cho cháo. Nửa củ cà rốt còn lại băm nhỏ.
  • Khi cháo sôi và cà rốt mềm, cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu cùng.
  • Phi hành khô với dầu ăn, sau đó cho thịt cua đã xé sợi vào đảo nhanh tay cho thơm.
  • Múc cháo ra bát, rắc thịt cua lên trên, thêm rau mùi và một chút dầu ăn, rồi cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.

Cháo cua cho bé nấu với khoai mỡ

Cháo cua cho bé nấu với khoai mỡ

Nguyên liệu:

  • 30g thịt cua làm sẵn
  • 10g mỡ heo
  • 10g thịt heo nạc
  • 100g khoai mỡ
  • Hành lá, ngò gai
  • Dầu ăn

Sơ chế:

  • Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Cắt mỡ heo nhỏ hạt lựu.
  • Thịt heo nạc thái mỏng.
  • Khoai mỡ gọt vỏ và rửa sạch.

Cách làm:

  • Xay mịn mỡ heo, thịt heo nạc và thịt cua đã sơ chế rồi dùng muỗng quết cho thật mịn. Để yên khoảng 15 phút.
  • Nạo khoai mỡ thành dạng nhuyễn.
  • Đun 200ml nước sạch trong nồi đến khi sôi.
  • Vo hỗn hợp chả cua thành từng viên nhỏ và thả vào nồi. Khi các viên chả cua nổi lên mặt nước thì vớt ra.
  • Cho khoai mỡ vào nồi nước sôi, nấu đến khi khoai mềm và hỗn hợp sệt lại.
  • Khi cháo sôi, cho chả cua biển vào nấu chung. Khi cháo sôi lần nữa, tắt bếp.

Cháo cua rau ngót cho bé

Cháo cua rau ngót cho bé

Nguyên liệu:

  • 50g thịt cua biển
  • Bột gạo hoặc cháo trắng (lượng vừa phải)
  • Rau ngót (lượng vừa phải)
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Cách nấu:

  • Nhặt sạch phần vỏ cua vỡ, xé nhỏ thịt cua.
  • Nhặt rau ngót, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút, sau đó vớt ra, để ráo và thái nhuyễn.
  • Đun sôi cháo trắng hoặc bột gạo đã nấu sẵn trong nồi nhỏ.
  • Cho thịt cua xé sợi và rau ngót thái nhỏ vào nồi cháo. Nấu đến khi rau chín mềm và có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, thêm một chút dầu ăn cho bé và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.

Cháo cua rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 200g cua đồng
  • Một bó rau mồng tơi
  • 20g gạo tẻ và gạo nếp
  • Hành tím băm

Sơ chế:

  • Rửa sạch cua đồng. Luộc cua với một ít muối và củ gừng đập dập để khử mùi tanh.
  • Sau khi cua chín, vớt ra và tách lấy phần thịt, để riêng.
  • Nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch rau mồng tơi và thái nhỏ.

Cách làm:

  • Cho cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi và đun sôi.
  • Cho thịt cua và rau mồng tơi đã thái nhỏ vào nồi cháo. Khuấy đều và nấu trong khoảng 5 phút với lửa lớn cho rau mồng tơi chín đều.
  • Thêm một muỗng canh dầu oliu vào cháo để bổ sung chất béo cho cơ thể bé.

Những lưu ý khi nấu cháo cua cho bé

Đảm bảo cua được nấu chín hoàn toàn và loại bỏ tất cả các phần vỏ và xương để tránh nguy cơ nghẹn và dễ tiêu hóa hơn cho bé.

Sau lần đầu tiên cho bé ăn cua, hãy quan sát các dấu hiệu dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, hãy ngừng cho bé ăn cua và liên hệ với bác sĩ.

Để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, cua nên được kết hợp với các loại rau củ, ngũ cốc và thực phẩm khác trong bữa ăn của bé.

Nếu có bất kỳ lo ngại nào về chế độ ăn của bé hoặc về các thực phẩm có thể gây dị ứng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Sách cẩm nang ăn dặm tích cực Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) Ghế ăn ... Read More
30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More
Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Xem thêm