Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trong 30 ngày

Khi bé yêu của bạn bước vào tháng thứ tám của cuộc đời, giai đoạn ăn dặm không chỉ là một hành trình khám phá thế giới ẩm thực mà còn là cơ hội để phát triển các kỹ năng ăn uống và nhận thức về thức ăn.

Đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu cho bé một loạt các loại thực phẩm mới, từ rau củ, protein, đến ngũ cốc, mỗi loại đều chứa đựng những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. 

Bài viết này, Mẹ Ong Bông sẽ đề cập đến cách lập một Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đa dạng và cân đối, đồng thời chia sẻ một số lưu ý quan trọng giúp quá trình ăn dặm của bé trở nên suôn sẻ và thú vị hơn.

Những nguyên tắc khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm

Duy Trì Sữa Mẹ/Sữa công thức

Sữa mẹ/sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất cho trẻ ở giai đoạn này. Lượng sữa bé bú giảm không quá 30% so với lượng sữa trước ăn dặm là bình thường.

Giới Thiệu Thức Ăn Đa Dạng

Do bé đã ăn dặm và thử dị ứng được một thời gian, nên đến thời điểm này, cha mẹ có thể ăn thực phẩm đa dạng hơn thuộc đủ nhóm chất gồm: ngũ cốc – thực phẩm giàu đạm, rau củ quả và chất béo:

Ngũ cốc: Bánh mì, Cháo mỳ chũ, bún, phở, mỳ ý….

Chất béo: Dầu gấc,dầu ô liu, dầu mè, mỡ động vật (gà, lợn), cá hồi, quả bơ, bơ lạt.

Thực phẩm giàu đạm: Đùi gà, ức gà, cá hồi, thịt lợn, phi lê bò, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng, phô mai.

Rau củ quả: Cà chua, cà rốt, bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đỗ, bí ngòi, củ cải, khoai tây, khoai lang, tỏi tây, hành tây.

Táo, lê, cam, chuối, cherry, dưa hấu, đu đủ, xoài, dâu tây, bơ, nho.

Lượng Ăn Phù Hợp

Bé ăn theo nhu cầu hoặc ba mẹ có thể sử dụng quy tắc bàn tay để định lượng cho bé

Quy tắc Lòng bàn tay (Trích sách “Cẩm nang ăn dặm tích cực – Sắp ra mắt)

Quy tắc lòng bàn tay được ứng dụng rộng rãi trong dinh dưỡng thực hành và được các chuyên gia khuyến khích áp dụng khi bạn thực sự chưa yên tâm với bản năng sinh tồn “Đói là đòi – no là dừng” của trẻ.

Quy tắc lòng bàn tay không chỉ áp dụng cho trẻ em ở độ tuổi ăn dặm mà còn có thể áp dụng để định lượng khẩu phần ăn lành mạnh, cân bằng và đủ chất cho người lớn.

Quy tắc này sẽ giúp bạn không phải ghi nhớ các công thức, con số rắc rối để tính toán định lượng của trẻ. Nó cũng giúp bạn giảm áp lực lên bản thân nếu bạn không thể cân đong và cho bé ăn đúng định lượng.

Quy tắc lòng bàn tay cũng hoàn toàn “hòa hợp” với lý thuyết Vừa đủ Goldilocks vì sử dụng lòng bàn tay của chính người ăn để định lượng thức ăn dành cho họ. Tức là mẹ sẽ sử dụng lòng bàn tay của mẹ, còn bố sẽ sử dụng lòng bàn tay của bố để biết mình nên xới bao nhiêu cơm, ăn bao nhiêu rau, bao nhiêu thịt.

Do đó, chúng ta cũng sử dụng lòng bàn tay của bé để ước lượng thức ăn của từng nhóm thực phẩm trong bữa ăn. Bé càng lớn thì định lượng thức ăn cũng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với kích thước bàn tay bé và nhu cầu phát triển của cơ thể.

Nguyên tắc cụ thể như sau:

Chú Ý Khi Chế Biến Thức Ăn

Thức ăn cho bé cần được điều chỉnh độ thô phù hợp với bé. Bé 8 tháng tuổi có thể ăn được thức ăn được băm nhỏ, thái lát mỏng hoặc xay rối.

Tránh Các Thực Phẩm Có Hại

Tránh thực phẩm giàu calo, nhiều muối, đồ ngọt, mật ong (do nguy cơ gây ngộ độc botulism), sữa bò (trong 12 tháng đầu đời), và hải sản có vỏ do nguy cơ dị ứng cao.

Kiên Nhẫn và Không Ép Bé Ăn

Trẻ biết tự điều tiết lượng thức ăn cần thiết, vì vậy không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Quan sát dấu hiệu của bé như: quay đầu đi, mím chặt môi, nhè thức ăn ra khỏi miệng hoặc khóc đòi ra khỏi ghế ăn là dấu hiệu bé không muốn ăn thêm.

Ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần những chất gì?

Ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần những chất gì?

Sắt

Tầm quan trọng: Sắt giúp phát triển não bộ và là thành phần quan trọng của hemoglobin trong máu, vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể.

Nguồn thức ăn: Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, gan gà, cá, đậu lăng, rau có lá xanh đậm như rau chân vịt, và ngũ cốc dạng bột được bổ sung sắt.

Kẽm

Tầm quan trọng: Kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch, là cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương và phát triển tế bào.

Nguồn thức ăn: Thịt bò, thịt gà, cá, sữa, đậu phộng, hạt giống bí ngô, và ngũ cốc dạng bột được bổ sung kẽm.

Axit béo omega-3

Tầm quan trọng: Các axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, quan trọng cho sự phát triển của não và mắt.

Nguồn thức ăn: Cá hồi, cá mòi, cá trích, chia seeds, hạt lanh, và dầu cá.

Protein

Tầm quan trọng: Protein là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và sửa chữa tế bào, cũng như xây dựng cơ bắp.

Nguồn thức ăn: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, sữa chua, đậu hũ, và các loại đậu như đậu nành.

Vitamin

Vitamin A: Quan trọng cho sức khỏe của mắt và hệ miễn dịch. Nguồn thức ăn bao gồm cà rốt, khoai lang, bí đỏ, và rau xanh.

Vitamin C: Hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt. Nguồn thức ăn bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu, kiwi, và cà chua.

Vitamin D: Cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Nguồn thức ăn bao gồm cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa được bổ sung vitamin D, cũng như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng bố mẹ có thể tham khảo

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu truyền thống

Tuần 1: Làm quen với rau củ mới

Thứ Hai: Cháo gà rau ngót gạo nấu với bí ngô nghiền.

Thứ Ba: Cháo yến mạch rau ngót, phô mai.

Thứ Tư: Cháo rau ngót lòng đỏ trứng gà + Sinh tố chuối sữa.

Thứ Năm: Cháo cá bí đỏ + Sinh tố xoài sữa.

Thứ Sáu: Cháo tôm bí xanh + Sinh tố xoài sữa chua.

Thứ Bảy: Cháo yến mạch nấu với thịt lợn và đậu Hà Lan nghiền + Xoài xay.

Chủ Nhật: Cháo gan gà mướp.

Tuần 2: Giới thiệu thực phẩm giàu đạm mới

Thứ Hai: Cháo tôm mùng tơi mướp + sinh tố bơ.

Thứ Ba: Cháo mướp cá hồi + Chuối nạo.

Thứ Tư: Cháo thịt bò bí đỏ

Thứ Năm: Cháo thịt bò cải bó xôi + Sinh tố dưa hấu.

Thứ Sáu: Cháo yến mạch thịt bò, cà rốt  + Sinh tố bơ.

Thứ Bảy: Cháo cua đồng mùng tơi.

Chủ Nhật: Cháo cua đồng bí xanh.

Tuần 3: Giới thiệu ngũ cốc mới

Thứ Hai: Cháo cua đồng bông cải xanh + Lê nghiền.

Thứ Ba: Cháo kê với cà rốt và cá hồi.

Thứ Tư: Cháo kê  khoai lang.

Thứ Năm: Cháo kê táo và lòng đỏ trứng + Chuối nghiền trộn sữa chua.

Thứ Sáu: Cháo đậu đỏ với đậu Hà Lan và đậu phụ.

Thứ Bảy: Cháo đậu đỏ với bí đỏ và thịt lợn + Sinh tố bơ sữa chua.

Chủ Nhật: Cháo đậu đỏ với bông cải xanh, thịt gà và phô mai + Dưa hấu.

Tuần 4: Kết hợp đa dạng thực phẩm

Thứ Hai: Cháo lươn, cà rốt, và đậu Hà Lan.

Thứ Ba: Cháo yến mạch với lươn, bí ngô.

Thứ Tư: Cháo lươn, khoai lang, và táo xay sữa chua.

Thứ Năm: Cháo thịt gà hạt sen

Thứ Sáu: Cháo yến mạch với thịt lợn, bí đỏ, và hạt sen.

Thứ Bảy: Cháo cá, hạt sen, đậu Hà Lan.

Chủ Nhật: Phở gà, nho thái nhỏ

Thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi kiểu Nhật

Tuần 1: Giới thiệu các loại rau

Thứ Hai: Cháo 1:7 rau ngót nghiền, cá thịt trắng nấu sữa, chuối nghiền

Thứ Ba: Cháo bánh mì, rau ngót nghiền, ức gà nghiền, bơ trộn sữa chua

Thứ Tư: Cháo cá hồi rau ngót,  táo nghiền

Thứ Năm: Cháo 1:7 súp cá quả, bông cải xanh nghiền,  sinh tố xoài sữa.

Thứ Sáu: Cháo bánh mỳ, gà nấu bí đỏ nghiền, sinh tố xoài sữa chua

Thứ Bảy: Cháo 1:7, lòng đỏ trứng nghiền, cà rốt nghiền, sinh tố xoài.

Chủ Nhật: Cháo 1:7, gan gà áp chảo nghiền, mướp nấu dashi nghiền, chuối nghiền

Tuần 2: Tăng cường protein và ngũ cốc

Thứ Hai: Cháo trắng, cá hồi nấu sữa, mướp xào nghiền, lê nghiền trộn phô mai tươi.

Thứ Ba: Cháo ức gà với mướp, đu đủ nghiền.

Thứ Tư: Súp khoai tây sữa, thịt bò nghiền, chuối trộn sữa chua

Thứ Năm:Cháo 1:7, thịt bò trộn bí đỏ nghiền, cà rốt nghiền, sinh tố bơ.

Thứ Sáu: Cháo thịt bò, súp lơ.

Thứ Bảy: Cháo 1:7, cua đồng nấu mùng tơi, dưa hấu.

Chủ Nhật: Cháo cua đồng mướp, lê nghiền.

Tuần 3: Đa dạng hóa thực đơn với súp và salad

Thứ Hai: Cháo bánh mỳ, cua đồng nấu cải bó xôi, sinh tố xoà.

Thứ Ba:Cháo 1:7, bắp cải luộc nghiền, tim lợn băm nhuyễn xào, dưa hấu.

Thứ Tư: Cháo yến mạch, bắp cải xào lòng đỏ trứng, chuối trộn sữa chua.

Thứ Năm: Mì udon với bắp cải, thịt gà băm nhỏ, chuối sữa chua.

Thứ Sáu:Cháo 1:7, lươn băm nhuyễn xào, củ cải luộc nghiền, lê nghiền.

Thứ Bảy: Cháo lươn rau cải bó xôi, táo nghiền.

Chủ Nhật: Súp yến mạch, lươn, bí đỏ và sinh tố bơ sữa chua.

Tuần 4: Tập trung vào thực đơn cân đối và đa dạng

Thứ Hai: Cháo 1:7, gà trộn rau cải bó xôi, cà rốt nấu sữa.

Thứ Ba: Cháo bánh mỳ, tôm trộn phô mai, canh su su  nghiền, cam lát mỏng.

Thứ Tư: Cháo trắng 1:6, súp lơ nấu sữa, trứng xào bắp cải, cam lát mỏng.

Thứ Năm: Súp bí đỏ thịt gà và sinh tố cam xoài.

Thứ Sáu: Cháo 1:6, đậu đỏ hầm khoai tây nghiền, cá hồi xốt cam, đu đủ nghiền.

Thứ Bảy: Cháo 1:6, gà hầm đậu đỏ nghiền, canh rau cải bó xôi, đu đủ nghiền.

Chủ Nhật: Cháo đậu đỏgạo thô với bông cải xanh, thịt gà và phô mai + Dưa hấu..

Những lưu ý khi cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm

Tránh việc cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng,.

Bé 8 tháng tuổi cần một lượng protein vừa phải. Lượng thịt, cá, và trứng quá nhiều có thể làm cho hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ gặp khó khăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc khó tiêu.

Đảm bảo cân đối giữa các nhóm thực phẩm, bao gồm cả rau củ, ngũ cốc, và trái cây, để cung cấp một chế độ dinh dưỡng đa dạng.

Vệ sinh kỹ dụng cụ chế biến

Sạch sẽ là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn và bệnh tật. Rửa sạch tay, dụng cụ chế biến và bề mặt làm việc trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho bé.

Dụng cụ chế biến thức ăn cho bé nên được khử trùng định kỳ, đặc biệt là các vật dụng dùng cho thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín.

Không thêm gia vị vào thức ăn

Hệ tiêu hóa của bé 8 tháng tuổi còn non yếu, và việc thêm gia vị như muối, đường, hoặc bột ngọt có thể gây hại.

Việc giới thiệu bé với hương vị tự nhiên của thực phẩm giúp bé phát triển khẩu vị đa dạng và tránh được nguy cơ tăng cân không lành mạnh.

Tăng lên 2 bữa ăn dặm

Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để tăng số bữa ăn dặm lên 2 bữa mỗi ngày, giúp bé làm quen dần với việc ăn và học cách xử lý thức ăn đa dạng hơn.

Mỗi bữa ăn dặm có thể bao gồm một loại thức ăn chính (như cháo, bột ăn dặm) kết hợp với một loại rau củ hoặc trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ.

Cách giúp trẻ 8 tháng tuổi hết biếng ăn?

Hiểu Rõ Nguyên Nhân

Biếng ăn ở trẻ 8 tháng tuổi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm biếng ăn sinh lý (ví dụ: mọc răng, tập bò, tập đi), biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và do chế độ ăn uống không đúng. Mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Biểu Hiện

  • Bé không muốn ăn, không thèm ăn và không đòi ăn.
  • Bé quấy khóc hoặc nhợn ói khi nhìn thấy thức ăn.
  • Bé ngậm thức ăn lâu mà không chịu nuốt.
  • Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

Cách Khắc Phục

  • Giảm lượng sữa nếu bé bú trên 700ml/ngày. Giảm xuống 100ml.
  • Giãn cữ cho bé, đợi bé đòi ăn mới cho bé ăn, có thể giảm còn 3 cữ sữa nếu bé bú quá dày.
  • Tăng thô cho bé; Nếu bạn chưa từng tăng thô cho bé thì có thể bé đã quá chán độ thô hiện tại nên hãy tăng thô cho bé để con được khám phá các kết cấu mới
  • Giảm lượng ăn trong bát của bé để bé và bạn không có quá nhiều áp lực
  • Có thể cân nhắc cho bé tự ăn bằng cách giới thiệu các món ăn bốc
  • Kiên nhẫn chờ biếng ăn qua đi
  • Không Ép Bé Ăn: Tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bé.

Kết luận

Thực đơn ăn dặm được thiết kế cẩn thận, phong phú và cân đối sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, đồng thời giúp bé phát triển tình yêu với thức ăn và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Qua đó, bố mẹ không chỉ là người dẫn dắt bé khám phá thế giới ẩm thực đa sắc màu mà còn là người hỗ trợ bé phát triển những kỹ năng sống quan trọng.

Theo dõi các bài viết tiếp theo của Mẹ Ong Bông để cùng chia sẻ kiến thức nuôi dạy bé yêu của mình nhé!

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

2. Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) 3. Ghế ăn dặm Mastela (ghế thấp) 4. ... Read More
30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Xem thêm