30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong việc phát triển khẩu vị và kỹ năng ăn uống của bé. Đây là giai đoạn bé đã dần từ bỏ sự phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ hoặc sữa công thức và bắt đầu khám phá thế giới đầy màu sắc của thực phẩm. 

Với sự phát triển nhanh chóng của bé, việc chọn lựa thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng phù hợp không chỉ giúp bé nhận được đủ dinh dưỡng mà còn khuyến khích sự khám phá và sự thích thú với thực phẩm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những lựa chọn thực đơn hấp dẫn và bổ dưỡng dành cho bé 9 tháng, từ những món ăn truyền thống cho đến các phương pháp ăn dặm hiện đại như BLW (Baby-Led Weaning). Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá này và giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất!

Ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần những chất gì?

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: bột đường (gạo, yến mạch, đậu), đạm (thịt, cá, trứng), vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây), sữa và chế phẩm từ sữa (pho mát, yaourt). Các mẹ có thể nấu cháo, bột từ gạo kết hợp các loại đậu, thịt, cá, rau xanh và trái cây để cung cấp đủ năng lượng cho bé.

Trong quá trình này, cha mẹ cũng có thể thử phương pháp BLW để rèn luyện tính độc lập và chủ động cho bé từ khi còn nhỏ. Bé sẽ tự đút thức ăn cho mình, bắt đầu từ việc dùng tay và sau đó là dùng muỗng, đũa.

Những nguyên tắc khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

Những nguyên tắc khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm

1. Tăng số bữa ăn dặm cho bé

Mẹ nên tăng số bữa ăn dặm cho bé, 2 bữa trưa và chiều. Nếu bé bú tốt và đồ thị tăng trưởng tốt, có thể thử cho ăn 3 bữa trong đó trưa – tối là bữa chính có đủ 4 nhóm chất, chiều là bữa phụ.

2. Hạn chế nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ

Các mẹ nên hạn chế nêm gia vị vào bữa ăn của trẻ để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt nhất. Bé chỉ cần hương vị tự nhiên của thực phẩm là đủ.

3. Cân bằng dinh dưỡng với đủ 4 nhóm chất

Bữa ăn cho bé 9 tháng cần có đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường, protein, vitamin cùng khoáng chất, và chất béo. Mẹ có thể ứng dụng quy tắc My plate (Bữa ăn dinh dưỡng của USDA Mỹ) và cầu vồng dinh dưỡng để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé.

4. Không nên ép bé ăn hay bé bú

Đừng ép bé ăn hay uống sữa nếu bé không muốn. Hãy tôn trọng nhu cầu ăn uống của bé để tạo thói quen ăn uống tích cực.

5. Để cho bé ngồi tại ghế ăn tại chỗ, không đi rong

Hãy để bé ngồi tại ghế ăn, không nên đi rong. Điều này giúp bé tập trung vào bữa ăn và phát triển thói quen ăn uống tốt. Ngoài ra, không nên cho bé xem tivi, điện thoại trong khi ăn

6. Gia đình tạo cho trẻ một bữa ăn vui vẻ

Gia đình nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để bé cảm thấy thoải mái và hứng thú. Các mẹ có thể giới thiệu về màu sắc, hình dáng, hương vị, kết cấu của món ăn trong bữa ăn cho bé trong bữa ăn.

7. Không nên so sánh với bé khác như về cân nặng hay khả năng ăn

Mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy các mẹ không nên so sánh bé với các bé khác về cân nặng hay khả năng ăn uống. Hãy kiên nhẫn và tôn trọng sự phát triển riêng của con mình.

8. Mẹ cần chú ý đến thời gian cho bé ăn dặm

Thời gian ăn dặm của bé cũng rất quan trọng. Tránh thiết kế thời gian ăn dặm dày đặc, hoặc quá gần bữa sữa của bé để con có cơ hội đói và muốn ăn. Việc cho bé ăn vào khung giờ cố định cũng giúp con tạo thói quen ăn uống tốt hơn.

9. Không quên sự kiên trì

Sự kiên trì của mẹ là chìa khóa thành công. Đừng nản lòng nếu bé không hợp tác ngay từ đầu. Hãy thử lại và kiên nhẫn.

10. Mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bé một bữa ăn sẵn sàng

Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bé một bữa ăn sẵn sàng như yếm ăn, muỗng, bát đĩa an toàn cho bé. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và hào hứng hơn khi ăn.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi như thế nào? Liều lượng ra sao?

Chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi như thế nào? Liều lượng ra sao?

Chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi bao gồm:

  • Nhóm Bột Đường: Gạo (cháo, cơm, bánh bao, phở, bún), yến mạch, lúa mì (bánh mì, nui, mỳ ý), khoai tây, khoai lang, ngô, miến,…. 
  • Nhóm Đạm: Thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, cua nước lợ/nước ngọt, lòng đỏ trứng , các loại đậu
  • Nhóm Vitamin và Khoáng Chất: rau cải bó xôi, cà chua, bí ngòi, rau dền, mùng tơi…. , nho, cam, bưởi, xoài…  
  • Sữa và Chế Phẩm Từ Sữa: Sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa chua hoặc phô mai (ăn cách ngày, tối đa 50g/ngay) 
  • Nước: 100-200ml nước lọc/ngày, tùy vào nhu cầu của bé.

Lưu ý cần  thử dị ứng cho bé với các loại thức ăn mới.

Bé 9 tháng tuổi không ăn được gì?

Không nên cho trẻ ăn mật ong

Mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc botulinum cho trẻ dưới 1 tuổi. Hệ miễn dịch của bé còn yếu nên chưa thể chống lại loại vi khuẩn này.

Không cho bé uống sữa tươi 

Sữa tươi  không phải là lựa chọn tốt cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ để tiêu hóa protein và các khoáng chất trong sữa tươi. Thay vào đó, hãy tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức.

Không nên cho trẻ ăn sản phẩm công nghiệp chứa chất bảo quản

Chất bảo quản thường được sử dụng để kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, chúng có thể gây hại đến sức khỏe nếu tiêu thụ trong thời gian dài. Các hóa chất này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng, và thậm chí là ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm tự nhiên, tươi sống.

Không nên sử dụng nước trái cây 

Nước trái cây có thể chứa nhiều đường và ít chất xơ, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Thay vào đó, hãy cho bé ăn trái cây tươi, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để bé hấp thụ tốt hơn các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu truyền thống

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng bố mẹ có thể tham khảo

Theo sách Cẩm nang ăn dặm tích cực, tập 1Tác giả Hương Đỗ (Mẹ Ong Bông) 

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu truyền thống

Tuần 1

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Cháo chim đậu xanh Cháo chim rau ngót Cháo chim, hạt sen
Bí đao
Đu đủ
Súp khoai lang đậu đen Cháo tôm đồng, đậu đen
Táo
Cháo thịt đậu đen rau cải phô mai Cháo cà chua
Bữa 4 Sữa chua trộn xoài Chuối trộn phô mai tươi Sữa chua Bơ trộn phô mai tươi Sinh tố đu đủ, Sữa chua Cháo gà phô mai
Dưa hấu
Cháo yến mạch đậu phụ
Sữa chua

Tuần 2

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Cháo đậu đỏ
Canh trứng cà chua
Cháo đậu phụ cà chua, bơ trộn phô mai Cháo thịt gà hành tây Súp bí đỏ hành tây Cháo yến mạch trứng, hành tây Cháo thịt bò, mồng tơi Cháo thịt bò cà chua
Bữa 4 Sữa chua trộn đu đủ Súp tôm khoai lang Cháo yến mach
Sữa chua
Súp khoai tây phô mai Súp bí đỏ Sữa chua Cháo hạt sen
Dưa hấu
Bơ trộn phô mai

Tuần 3,4 quay vòng thực phẩm tương tự tuần 1,2

2. Thực đơn cho trẻ 9 tháng tuổi kiểu Nhật

Tuần 1

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Cháo gạo
Chim câu nướng
Bí đao nấu nước dashi rau củ
Cháo gạo

Chim xào cải thảo

Canh bí đỏ

Xoài

Cháo chim cà rốt

Đu đủ

Cháo đậu xanh

Canh cá rau cải

Chuối

Cháo gạo

Canh đậu xanh sườn

Quả bơ

Cháo thịt đậu xanh

Canh rau ngót

Đu đủ

Cháo gạo

Cà chua nghiền

Dưa hấu

Bữa tối Sữa chua trộn xoài Chuối trộn phô mai tươi Sữa chua Bơ trộn phô mai tươi Sinh tố đu đủ, Sữa chua
Dưa hấu
Cháo yến mạch đậu phụ
Sữa chua

Tuần 2

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Cháo gạo
Bắp cải xào
Canh trứng
Cà chua
Cháo gạo

Đậu phụ xốt cà chua

Bí đao luộc

Bơ trộn phô mai

Cháo thịt bò

Canh mồng tơi tôm

Dưa hấu

Cháo bánh mì

Thịt bò xào hành tây

Canh rau cải

Đu đủ

Cháo gạo

Canh thịt bò cà chua

Lê trộn sữa chua

Cháo hạt kê

Cá basa trộn phô mai

Canh cải thảo

Cháo hạt kê

Canh bí đỏ thịt nạc

Quả bơ

Bữa tối Sữa chua trộn đu đủ Súp tôm khoai lang Cháo yến mạch

Sữa chua

Súp khoai tây phô mai Súp bí đỏ Bơ trộn phô mai Sinh tố dưa hấu
Sữa chua

Tuần 3,4 quay vòng thực phẩm tương tự tuần 1,2

Thực đơn đồ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu BLW

3. Thực đơn đồ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu BLW

Tuần 1

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Bánh mì nướng

Cá lăng nướng

Xà lát dưa chuột, cà chua trộn xốt trắng

Mỳ ý thịt viên xốt xà chua

Dưa hấu

Bánh pancake khoai lang yến mạch phô mai

Khoai lang hấp

Đậu phụ xốt cà chua

Táo

Khoai lang chiên

Canh tôm, bông cải xanh

Roi đỏ

Cơm nắm

Chả cua đồng bí đỏ

Chuối

Bún riêu cua

Dưa vàng

Bữa tối Cơm nắm

Thịt gà luộc

Canh su hào

Xoài

Bánh bao chiên

Măng tây xào thịt gà

Cam

Mỳ udon nấu tôm, bí đao

Sữa chua

Cơm nắm

Sườn nướng phô mai

Canh súp lơ

Dưa chuột

Bánh mỳ nhúng trứng nướng

Cà rốt nướng

Quả bơ

Nui nấu cá quả, su su

Xoài

Sữa chua

Khoai tây nướng phô mai

Su hào

Cam

Tuần 2

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa trưa Nui nấu cua đồng, cà rốt

Sữa chua

Bánh mỳ nướng

Chả thịt gà, bí đỏ

Đu đủ

Bánh pancake yến mạch, đu đủ, trứng

Bông cải xanh hấp

Mỳ udon nấu lườn gà, su su

Đu đủ

Cơm trộn hạt kê viên

Thịt lợn luộc

Măng tây nướng

Xoài

Bánh hạt kê, trứng, khoai tây

Cam

Bánh bao chay

Chả cua đồng, cà rốt, kê

Bữa tối Cơm nắm

Chả đậu phụ, yến mạch

Táo

Khoai tây chiên

Cá hồi áp chảo

Dưa chuột

Cơm nắm trộn ruốc

Canh sườn súp lơ

Roi đỏ

Bánh mỳ nướng

Chả trứng hấp

Su hào luộc

Chuối

Khoai lang nướng phô mai

Cà chua

Cơm nắm

Tôm xốt cà chua

Đu đủ

Bánh mì nướng

Canh bí, sườn

Dưa hấu

Sữa chua

Tuần 3,4 quay vòng thực phẩm tương tự tuần 1,2

Một số công thức nấu cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Cháo gà với cà rốt và khoai tây:

  • Nguyên liệu: Gà (thịt và xương), cà rốt, khoai tây, nước.
  • Hướng dẫn: Hầm gà cùng với cà rốt và khoai tây cho mềm, sau đó nấu cháo với nước.

Cháo hạt sen với thịt bằm:

  • Nguyên liệu: Hạt sen, thịt heo bằm nhuyễn, nấm hương, nước.
  • Hướng dẫn: Luộc hạt sen và nấm hương, sau đó nấu cháo với thịt heo bằm và nước.

Cháo bắp non với tôm và rau củ:

  • Nguyên liệu: Bắp non, tôm, rau củ (cà rốt, bí đỏ), nước.
  • Hướng dẫn: Nấu cháo bắp non với nước, sau đó thêm tôm và rau củ hầm cho chín.

Cháo lúa mạch với đậu hũ:

  • Nguyên liệu: Lúa mạch, đậu hũ non, nước.
  • Hướng dẫn: Nấu cháo lúa mạch và đậu hũ với nước cho chín.

Cháo sữa dừa với bí đỏ và nấm:

  • Nguyên liệu: Sữa dừa tươi, bí đỏ, nấm mèo, nước.
  • Hướng dẫn: Hầm bí đỏ và nấm với sữa dừa, sau đó nấu cháo với nước.

Mỗi công thức có thể điều chỉnh thêm theo khẩu vị của bé và theo khả năng tiêu hóa của bé để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi.

Những lưu ý khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Những lưu ý khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm, có một số lưu ý quan trọng sau đây để đảm bảo bé được dinh dưỡng và an toàn:

  1. Texture của thực phẩm: Với bé ăn đút: Thực phẩm sẽ cần có độ thô hơn so với giai đoạn trước đó, lổn nhổn mẩu thức ăn để bé học cách nhai bỏm bẻm. Với bé ăn BLW, bé có thể đã có dấu hiệu tập bốc nhón, mẹ cần quan sát các dấu hiệu này để giảm độ lớn của thực phẩm từ  chiều dài 1 ngón tay trỏ xuống ⅔ hoặc ½ ngón tay..
  2. Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung đủ các nhóm thực phẩm chính (protein, tinh bột, rau quả) để bé phát triển khỏe mạnh.
  3. Chất béo: Tìm hiểu các lựa chọn chất béo đa dạng và tốt cho sức khoẻ như mỡ lợn, mỡ gà, quả bơ, cá hồi, dầu mẹ. Lưu ý điểm khói của dầu ăn và cho ăn đa dạng các loại dầu ăn.
  4. Đa dạng hóa thực đơn: Cung cấp cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau để bé có cơ hội trải nghiệm và học hỏi khẩu vị mới.

Các mẹ hãy nhớ rằng mỗi bé là một cá thể riêng biệt, có sở thích và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hãy thử và điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp nhất với bé yêu của mình nhé! Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More
10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

Cháo trứng gà là một trong những món ăn dặm phổ biến và giàu dinh ... Read More
Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến

Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Cuốn sách này là chìa khóa để biến việc ăn dặm thành trải nghiệm vui vẻ và bổ ích cho cả gia đình bạn. Các thực đơn trong sách đã được lựa chọn từ các nguyên liệu dễ kiếm ngay tại Việt Nam sau đó được trực tiếp các tác giả nấu thử nghiệm

  • 100+ thực đơn phù hợp với nguyên liệu Việt Nam
  • Tổng hợp kinh nghiệm thực tế từ nhiều gia đình Việt Nam
  • Hướng dẫn an toàn và dinh dưỡng cho bé ăn dặm
  • Biến bữa ăn thành khoảng thời gian vui vẻ
Đọc ngay - Áp dụng dễ dàng