[Lược Dịch] Wonder week 46: Biết cách PHỐI HỢP (P1)

Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu.  Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.

Nowwte: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 40 đến tuần 44 . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 46 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.

        Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở” :

1. Khóc nhiều hơn, hay cáu giận và ỉ ôi.
2. Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
3. Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé.
4. Bám bố/mẹ không rời.
5. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).
6. Nghịch hơn.
7. Có những cơn giận bất thường ( ví dụ đang chơi xếp hình không xếp được là cáu gắt ầm ĩ). 8. Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.
9. Nhút nhát hơn với người lạ. (mà trước đây không thế).
10. Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc.
11. Dường như xuất hiện những “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.
12. Biếng ăn.
13. Bập bẹ ít hơn.
14. Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.
15. Không thích bố mẹ thay/mặc bỉm/quần áo cho.
16. Mút tay nhiều.
17. Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, khi chơi.
18. Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).
19. Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) cả ngày, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi.
Và những thay đổi tiêu cực khác mà trước thời kì này không có tự nhiên bây giờ lại xuất hiện cũng có thể coi như là dấu hiệu của thời kỳ “bước ngoặt”.

         Thời kỳ này ảnh hưởng đến bạn như thế nào:
1. Bạn thấy lo lắng và cố để tìm ra lý do vì sao con mình lại “khó ở” như thế, các biểu hiện ở thời kỳ này cũng dễ bị nhầm  với hiện tượng mọc răng.
2. Một lần nữa bạn lại cảm thấy mệt mỏi (vô cùng).
3. Bạn thấy bực bội.

        Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Vào khoảng tuần tuổi thứ 46, bạn sẽ thấy các bé trở nên dễ tính hơn, bình tĩnh hơn và thử làm những điều hoàn toàn mới mẻ. Sau đây là những điều mới bé học được để học cách PHỐI HỢP.
Lưu ý lần nữa:
Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng  nào trước, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài tuần thâm chí vài tháng.
Biết chỉ và biết nói:
1. Đi theo và chỉ vào người, con vật hoặc đồ vật mà bố/mẹ từng chỉ cho bé cho dù ở ngoài đời hay trong sách.
2. Chỉ và nói tên 1 hoặc 2 sựvật ví dụ con người, con vật, đồ vật. 3. Lần lượt chỉ và nói tên một hoặc 2 sự vật.
3. Chăm chú xem sách và tạo ra những âm thách khác nhau khi giở đến 1 hoặc 2 bức tranh bất kì.
4. Biết chỉ vào mũi khi được hỏi “Mũi đâu”
5. Biết chỉ các bộ phận trên cơ thể, ví dụ mũi con/mũi mẹ và muốn mẹ cũng nói tên các bộ phận ấy.
6. Bắt chước âm thanh của con vật khi mẹ hỏi. Ví dụ mẹ hỏi :”Con mèo kêu thế nào nhỉ” – bé trả lời “Meo meo”.
7. Giơ tay lên khi mẹ hỏi “Con sẽ cao thế nào nào”
8. Nói măm măm khi muốn ăn.
9. Nói “Không” khi không muốn làm cái gì, hoặc lắc đầu.
10. Dùng 1 từ cho nhiều mục đích. Ví dụ “yuck” vừa là “bẩn” vừa là “phải cẩn thận” vì “yuck” có vẻ giống “don’t touch” (không được chạm vào) với bé.


Cái gì đi với nhau và cái gì sẽ đến
1. Biết rằng bé có thể ấn khối trụ có hình tròn vào lỗ có hình tròn.
2. Cố gắng xếp 3 mảnh xếp hình vào với nhau.
3. Cố gắng cho tiền vào lọ hoặc vào bất cứ cái gì (tiền xu).
4. Cố gắng cho 2 vật chứa đồ khác nhau vào với nhau, ví dụ cho cái cốc vào trong cái bát.
5. Lấy chìa khóa ở đâu đó và cố gắng tra vào ổ khóa.
6. Nhìn đèn và cố với lấy nó khi bạn tắt/bật công tắc.
7. Cố gắng sử dụng điện thoại. Ví dụ cầm di động của bố mẹ cho lên tai.
8. Cho đồ vật vào hộp, đóng nắp, mở nắp, cho đồ ra và lặp lại chu trình.
9. Chơi trò chơi xếp chồng.
10. Đẩy các loại xe, hoặc ghế và làm âm thanh vrrrm.
11. Dùng xẻng xúc cát và đổ vào xô.
12. Cho nước vào ca (hoặc đồ chơi dùng trong nhà tắm mà có thể đổ nước vào) rồi đổ nước ra.
13. Quan sát các hình khối trong trò chơi xếp hình và cố gắng xếp chúng với nhau.
14. Cố gắng bò trên giấy  với 1 cái bút chì hoặc bút sáp.

       Tạo ra và sử dụng dụng cụ
1. Tự tập đi bằng cách tìm đồ  vật để đẩy.
2. Tìm cái gì đó để sử dụng khi muốn với đồ hoặc đi đến nơi nào đó.
3. Chỉ vào hướng muốn được đến khi đang được bế.

       Sự vận động
1. Leo xuống cầu thang hoặc leo khỏi ghế hoặc phía sau của sofa.
2. Trồng cây chuối nếu có sự giúp đỡ của người lớn.
3. Làm tư thế nhún nhảy để chuẩn bị cho việc nhảy lên khỏi mặt đất bằng cả 2 bàn chân.
4. Cố gắng định hướng trước khi ném hoặc đá bóng.
5. Xem xét kĩ xem bé có thể tự lấy các đồ vật được không.

       Chơi với mọi người
1. Chơi với bố/mẹ. Thể hiện rõ ràng bé muốn chơi gì bằng cách bắt đầu trò chơi và sau đó nhìn bạn chăm chú.
2. Chơi đi chơi lại 1 trò chơi.
3. Dụ bố mẹ chơi cùng bé, có thể bằng cách giả vờ không biết làm những trò mà bố mẹ đã từng thấy bé tự làm được trước đây.

       Chơi trốn tìm
1. Tìm kiếm đồ vật mà bố/mẹ vừa giấu đi.
2. Giấu đi một đồ vật thuộc về người khác, chờ đợi và xem kết quả, sau đó cười khoái trá khi có người khác tìm ra thứ đó.

       Bắt chước y hệt chuỗi các cử chỉ
1. Bắt chước 2 hoặc nhiều hơn những cử chỉ nối tiếp nhau.
2. Khám phá cách mà những chuối cử chỉ giống nhau trông thế nào ở ngoài và trong gương.
3. Bắt chước 1 hoặc 2 cử động khi bạn đang hát cùng bé.

       Giúp đỡ việc nhà
1. Lần lượt bỏ những đồ vật mà bố/mẹ muốn bỏ ra khỏi rổ.
2. Đi lấy những đồ vật đơn giản khi được bảo.
3. Cầm quần áo mà bố/mẹ vừa cởi ra cho bé và mang vứt vào giỏ giặt hoặc chỗ nào đó.
4. Cầm chăn và quần áo của búp bê đem bỏ vào máy giặt.
5. Cầm chổi và quét nhà.
6. Cầm lấy chổi lau bụi và quét bụi.
7. Bắt chước mẹ nấu nướng.

      Mặc quần áo và chải chuốt
1. Cố gặng tự cởi quàn áo.
2. Cố gắng đi tất or giầy.
3. Giúp đỡ khi mẹ mặc quần áo cho bé.
4. Chải đầu.
5. Sử dụng bàn chải.

     Ăn uống và tự ăn
1. Cho mọi người ăn hoặc uống thứ mà bé đang ăn hoặc đang uống.
2. Thổi cho nguội rồi mới ăn.
3. Cắm thức ăn vào dĩa và ăn.
4. Có thể ăn bằng thìa.

Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.

Phần 2 gồm có: 1. Sự lựa chọn của bé: chìa khóa cho biết về tính cách của con bạn.
                          2. Những điều cần làm để giúp con bạn phát triển kĩ năng trong thời kỳ “bước ngoặt”.
                          3. Những trò chơi, đồ chơi thích hợp cho thời kỳ này.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

Lịch trình Hà Nội – Hội An (đi ô tô) dành cho gia đình có trẻ em 8 ngày 7 đêm

Mẹ Ong Bông gửi tặng bạn lịch trình đi ô tô  từ Hà Nội đi ... Read More
Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Chuyên gia hướng dẫn chọn ghế ăn dặm phù hợp cho bé

Ghế ăn dặm là một trong những sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong ... Read More
Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Top những thực phẩm hữu cơ cho bé mẹ không nên bỏ lỡ

Thực phẩm hữu cơ – Organic food là một xu hướng ngày càng phổ biến ... Read More
Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa và lưu ý khi sử dụng

Các chế phẩm từ sữa là những sản phẩm dinh dưỡng quen thuộc trong cuộc ... Read More

Leave a Comment