Ăn Dặm Kiểu Nhật Có Tốt Không? Thực Đơn Hấp Dẫn Trong 30 Ngày

Trong nhiều phương pháp ăn dặm được các bà mẹ Việt ưa chuộng, ăn dặm kiểu Nhật nổi bật như một lựa chọn tinh tế, nhấn mạnh vào sự cân bằng dinh dưỡng, sự chủ động của trẻ trong việc ăn uống và giới thiệu thức ăn một cách nhẹ nhàng, khoa học.

Vậy, điều gì làm nên sự đặc biệt của phương pháp ăn dặm này và làm thế nào để áp dụng nó một cách hiệu quả cho bé yêu của bạn?

Hãy cùng Mẹ Ong Bông khám phá những nguyên tắc vàng và bí quyết ẩn sau ăn dặm kiểu Nhật, một hành trình không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn phát triển tư duy và kỹ năng sống cho trẻ từ những bữa ăn đầu đời.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Ưu nhược điểm

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp này chú trọng vào việc phát triển kỹ năng ăn uống tự lập, tôn trọng sở thích và khả năng của trẻ, thay vì tập trung vào lượng thức ăn. Điều này giúp trẻ không chỉ nhận được đầy đủ dinh dưỡng mà còn phát triển kỹ năng và sự độc lập sau này.

Ưu điểm

Khả năng ăn thô sớm:

Bé được làm quen với thức ăn có độ thô tăng dần, giúp phát triển khả năng nhai và nuốt, giảm nguy cơ nôn trớ, ngậm cơm, nghẹn ọe thức ăn khi lớn lên.

Nhận biết tốt mùi vị:

Cách chế biến riêng biệt từng loại thực phẩm giúp bé nhận biết và phân biệt mùi vị, hình thành sở thích ăn uống từ sớm.

An toàn cho sức khỏe:

Không sử dụng gia vị, ưu tiên thực phẩm tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em, đặc biệt là hệ thống thận và huyết áp.

Tiêu chuẩn dinh dưỡng đa dạng:

Áp dụng tiêu chuẩn “Vàng – Đỏ – Xanh” trong khẩu phần ăn, đảm bảo cân đối và đầy đủ dưỡng chất.

Trẻ ăn ngoan, ăn tập trung:

Thiết lập thói quen ăn nghiêm túc, không xao lạc bởi các thiết bị điện tử.

Khuyến khích tự lập:

khuyến khích trẻ tự ăn bằng thìa khi trẻ được 1 tuổi.

Giúp trẻ có mỗi quan hệ lành mạnh với thức ăn thông qua việc tôn trọng nhu cầu của trẻ, không ép trẻ ăn.

Nhược điểm

Tốn thời gian chuẩn bị:

Đòi hỏi bố mẹ phải dành nhiều thời gian cho việc lên thực đơn, chuẩn bị và chế biến thức ăn.

Cần nhiều dụng cụ:

Cần đầu tư vào dụng cụ nấu ăn đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, gây rối tung và phức tạp trong quá trình nấu nướng.

Người nhà không ủng hộ:

Người nhà có thể cảm thấy việc chuẩn bị lích kích và tách riêng từng món tốn thời gian và bày vẽ nên không ủng hộ, đặc biệt ở các trường hợp mẹ cần nhờ người nhà nấu và cho bé ăn hộ.

Thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm kiểu Nhật

Thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm kiểu Nhật

Thông thường, bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc ăn dặm khoảng 5 tháng tuổi.

Mỗi bé phát triển theo nhịp độ riêng, nên việc quan sát bé là cần thiết để xác định thời điểm phù hợp. Một số bé có thể sẵn sàng sớm hơn hoặc muộn hơn một chút.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Các dưỡng chất và nguyên liệu phù hợp cho thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đối với bé 6 tháng tuổi

Ngũ cốc (Thực phẩm chứa nhiều Tinh bột):

  • Gạo, lúa mì, bột yến mạch là những nguồn tinh bột tốt.
  • Bắt đầu với cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10 và rau củ hấp được lọc qua rây, sau đó dần dần tăng độ thô và độ đặc.

Chất Đạm:

  • Cá thịt trắng và đậu phụ là hai lựa chọn được ưu tiên hàng đầu
  • TIếp theo là thịt gà lườn, thịt heo nạc và các loại thủy sản.
  • Cuối cùng là thịt bò, các loại hải sản như tôm, cua mực và các loại đậu hạt khác

Rau Củ:

  • Rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang nấu chín và tránh chọn rau củ trái mùa.

Trái Cây:

  • Trái cây như táo, chuối, lê nghiền nhuyễn hoặc làm thành bột.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Chất Béo:

  • Có thể sử dụng luân phiên dầu thực vật và mỡ động vật với tỉ lệ mỡ 70 – dầu 30 để giúp cung cấp năng lượng và giúp bé phát triển
  • Dùng đa dạng các loại dầu thực vật, lưu ý điểm khói của các loại dầu khi chế biến thức ăn và cho vào cháo
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tươi giàu chất béo như quả bơ, cá hồi

Cho bé ăn nhạt

Tránh sử dụng gia vị mạnh như muối, đường hoặc các loại gia vị công nghiệp. Mục đích là giúp bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm và bảo vệ thận bé.

Sử dụng thực phẩm nguồn gốc tự nhiên

  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
  • Chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ, tốt nhất là những sản phẩm hữu cơ, để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Phong phú bữa ăn cho trẻ

  • Đa dạng thực phẩm để bé tiếp xúc với nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Điều này bao gồm cả rau, củ, trái cây, thịt, cá, và ngũ cốc.
  • Thực đơn phải cân đối giữa các nhóm thực phẩm chính: nhóm ngũ cốc – nhóm thực phẩm giàu đạm – nhóm rau củ quả (cung cấp vitamin và khoáng chất) – nhóm chất béo. Bữa ăn của bé nên có đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm này.

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Không ép bé ăn

Khuyến khích bé tự cầm thìa hoặc dùng tay (nếu an toàn và sạch sẽ) để ăn. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng tự lập và sự tự tin.

Cho bé tự quyết định lượng thức ăn và thời gian ăn, không ép bé ăn nếu bé không muốn.

Tạo môi trường ăn dặm tích cực

Tạo môi trường ăn uống yên tĩnh, không có xao lãng từ TV, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.

Đảm bảo bé ngồi thoải mái và an toàn trong ghế ăn phù hợp với kích thước của bé.

Ăn cùng bé nếu có thể để tạo gương mẫu và tương tác xã hội, giúp bé học hỏi cách ăn uống.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn

Giai đoạn nuốt chửng (từ 5 – 6 tháng tuổi)

Thực đơn: Bắt đầu với cháo Bắt đầu với cháo loãng tỉ lệ 1:10, giống như cháo loãng và hoa quả được nghiền/xay. Tất cả đồ ăn đều được lọc qua rây trước khi cho bé ăn.

Ví dụ:

  • Cháo trắng, bí đỏ nghiền, lê hoặc táo nghiền.
  • Sau khi thử dị ứng có thể nấu cháo cùng nước rau củ như nước luộc cà rốt/bí đỏ.

Mục tiêu: Làm quen với việc nuốt và hương vị thức ăn ngoài sữa mẹ.

Giai đoạn nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)

Thực đơn: Thức ăn mềm nhưng có độ đặc hơn như cháo nấu tỉ lệ 1:7, rau củ nghiền, thịt nghiền. Không cần lọc qua rây

Ví dụ:

  • Cháo thịt gà tỉ lệ 1:7, cháo cá hồi, rau củ (như cà rốt, bí đỏ) nấu mềm và hoặc mài nhỏ.
  • Hoa quả nghiền như chuối hoặc bơ.

Mục tiêu: Học cách nhai mặc dù chưa có răng và tiếp tục làm quen với hương vị và cấu trúc thức ăn mới.

Giai đoạn nhai tóp tép (từ 9 – 11 tháng tuổi)

Thực đơn: Thức ăn có cấu trúc và độ thô hơn như cháo đặc, miếng thức ăn nhỏ, bánh mì mềm.

Ví dụ:

  • Cháo cá nấu tỉ lệ 1:5, thịt băm/xay rối kết hợp với rau củ nấu chín và cắt/băm nhỏ.
  • Miếng hoa quả mềm như dưa hấu hoặc lê cắt nhỏ.

Mục tiêu: Phát triển kỹ năng nhai và nuốt dù răng bé mới chỉ mọc một vài chiếc.

Giai đoạn nhai thành thạo (từ 12 tháng đến 18 tháng)

Thực đơn: Thức ăn gần giống người lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, mềm, dễ nuốt.

Ví dụ:

  • Cơm nát (tỉ lệ 1:3) hoặc cơm mềm (tỉ lệ 1:2 hoặc 1:1.5) với thịt, cá, rau củ cắt nhỏ.
  • Bánh mì phết bơ đậu phộng hoặc bơ hoa quả.
  • Mì hoặc phở mềm với thực phẩm dễ tiêu hóa.

Mục tiêu: Phát triển kỹ năng nhai và nuốt hoàn chỉnh, chuẩn bị cho việc ăn uống độc lập.

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật trong vòng 30 ngày

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật trong vòng 30 ngày

Tuần 1

Ngày 1-3: Cháo trắng loãng (tỷ lệ 1:10) – Giúp bé làm quen với việc nuốt và hương vị mới.

Ngày 4-6: Cháo trắng + cà rốt hấp lọc qua râ – Cung cấp vitamin A và chất xơ.

Ngày 7: Cháo trắng + bí đỏ hấp – Bổ sung beta-carotene và chất xơ.

Tuần 2

Ngày 8-9: Cháo trắng + bí đỏ hấp – Bổ sung beta-carotene và chất xơ.

Ngày 10-12: Cháo cà rốt – táo xay nhuyễn lọc qua rây – Cung cáp vitamin và chất xơ

Ngày 11-13: Cháo táo – cải bó xôi – nguồn chất sắt và vitamin K

Ngày 14: Cháo – bí đỏ – sinh tố xoài – Kết hợp trái cây và tinh bột

Tuần 3

Ngày 15-17: Cháo trắng + đậu phụ hấp, bí đỏ nghiền – Protein từ đậu phụ.

Ngày 18-20: Cháo trắng + su su nghiền + súp khoai tây + táo xay – Cung cấp vitamin C…

Ngày 21: Cháo đậu phụ – khoai lang nghiền sữa – sinh tố xoài – Kết hợp trái cây và tinh bột

Tuần 4

Ngày 22-23: Cháo đậu phụ – khoai lang nghiền sữa – sinh tố xoài – Kết hợp trái cây và tinh bột

Ngày 24-26: Khoai lang nghiền + cháo cải bó xôi, nước ép dưa hấu – Hydrat hóa cho bé.

Ngày 27-28: Cháo trắng – khoai lang nghiền sữa – sinh tố xoài – thịt gà hấp lọc qua rây.

Tuần 5

Ngày 29: Cháo thịt gà – súp bí đỏ – táo hấp

Ngày 30-32: Cháo bánh mỳ – cà rốt trộn đậu phụ nghiền – sinh tố táo xoài

Ngày 33-35: Cháo trắng, súp khoai tây, chuối nghiền – Chuối cung cấp kali và năng lượng.

Cách làm nước dashi khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Cách làm nước dashi khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Nước dashi là một loại nước dùng cơ bản trong ẩm thực Nhật Bản, thường được sử dụng trong các món ăn dặm kiểu Nhật để thêm hương vị tự nhiên và dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là 2 cách làm nước dashi đơn giản và an toàn cho bé:

Cách 1: Dashi nguyên bản từ cá bào

Nguyên Liệu:

Katsuobushi (bào cá ngừ khô): 20-30 gram.

Kombu (tảo biển khô): Một miếng khoảng 5-10 cm.

Hướng Dẫn:

Ngâm Kombu: Đặt kombu vào trong khoảng 1 lít nước lọc và ngâm trong khoảng 30 phút để 1 giờ. Điều này giúp tảo biển tỏa ra hương vị.

Đun Nước: Đặt nồi nước kombu lên bếp, đun ở lửa nhỏ đến khi nước bắt đầu nóng lên nhưng chưa sôi. Tránh để sôi lớn vì nó sẽ làm mất hương vị tự nhiên của kombu.

Loại bỏ Kombu: Khi nước gần sôi, lấy kombu ra khỏi nồi. Nếu để kombu quá lâu trong nước sôi, nước dùng có thể trở nên đắng.

Thêm Katsuobushi: Thêm katsuobushi vào nước. Tiếp tục đun sôi nhẹ trong khoảng 1-2 phút.

Lọc Nước Dashi: Tắt bếp và để cho katsuobushi lắng xuống đáy nồi trong khoảng 10 phút. Sau đó, lọc nước dashi qua một tấm vải mịn hoặc rây lọc để loại bỏ hết phần cặn.

Cách 2: Nước dashi rau củ

Nguyên Liệu:

  • 50gr bắp non
  • 50gr bắp mỹ
  • 50gr cà rốt
  • 50gr mướp
  • 50gr su su
  • 50gr khoai tây
  • 50gr bông cải trắng
  • 50gr hành tây

Gọt rửa sạch các loại rau củ, thái thành từng miếng nhỏ để dễ dàng chiết xuất hương vị khi nấu.

Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào nồi, đổ nước ngập và bật lửa vừa. Nấu cho đến khi nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun nhẹ để nguyên liệu tiết ra hết hương vị.

Sau khi nấu khoảng 30 phút, tắt bếp và lọc bỏ phần bã, chỉ giữ lại nước dùng trong. Nước dashi rau củ sau khi lọc sẽ có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, thích hợp sử dụng làm nước dùng cho các món ăn của bé.

Lưu Ý:

Không thêm muối hay bất kỳ gia vị nào khác khi nấu nước dashi dành cho bé.

Bạn có thể bảo quản nước dashi trong tủ lạnh khoảng 3-5 ngày hoặc đông lạnh trong hộp đá để sử dụng dần.

Lưu ý khi áp dụng

Sắp xếp lịch uống sữa khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi mới bắt đầu: Uống sữa (sữa mẹ hoặc công thức) vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, vì vậy hãy duy trì lịch uống sữa như bình thường.

Khi đã ăn dặm ổn định: Có thể điều chỉnh lượng sữa uống giảm dần và tăng số lần ăn dặm.

Tuần 1: Bắt đầu với cháo gạo loãng, thêm dần các loại rau củ nghiền mịn như bí đỏ, cà rốt.

Tuần 2: Tiếp tục với cháo và thêm vào các loại rau củ khác, trái cây nghiền như táo, chuối.

Tuần 3: Bắt đầu giới thiệu protein như thịt gà, cá hồi nấu chín và nghiền mịn.

Tuần 4: Tăng cường độ đặc của cháo, thêm đa dạng thực phẩm và kết hợp chúng (ví dụ: cháo thịt và rau củ).

Có nên kết hợp Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống?

Việc kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống có thể là một cách tuyệt vời để đa dạng hóa khẩu phần ăn của bé, đồng thời tận dụng ưu điểm của cả hai phong cách nấu như:

Kết hợp cả hai phương pháp giúp bé tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau.

Áp dụng cách chế biến từ cả hai phương pháp (ví dụ: nghiền mịn và để nguyên miếng nhỏ) giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống và nhận biết thức ăn.

Tận dụng sự cân đối dinh dưỡng của ăn dặm kiểu Nhật và sự quen thuộc, dễ thực hiện của ăn dặm truyền thống.

Bài viết liên quan bạn có thể tham khảo: https://meongbong.com/dich-10-thuc-pham-ly-tuong-voi-be-an-dam-blw/

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

2. Ghế ăn dặm Joie (ghế cao) 3. Ghế ăn dặm Mastela (ghế thấp) 4. ... Read More
30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More

20+ đồ dùng ăn dặm tham khảo

Xem thêm