Cho con bú trực tiếp và rèn con tự lập – Phần 3 ( cai ti đêm)

I. Cai ti đêm.

1. Các hình thức dậy đêm của bé.

Nhắc lại 1 lần nữa, khi thấy con dậy hay ọ ẹ, TUYỆT ĐỐI không nên can thiêp ngay lập tức, áp dụng ” Nút Dừng” từ 5-10 phút với bé dưới 1 tuổi, 10-20 phút với bé trên 1 tuổi để xác định xem con dậy vì lí do gì và con có khả năng tự ngủ lại được không.
Thông thường, bé thức dậy giữa đêm vì những lý do sau:
* Vì đói
Bé dậy không theo giờ cố đinh kèm theo biểu hiện “đói” (Xem cue khi bé đói – phần 2), mẹ cho bú mút rất mạnh, bú nhanh, cạn bầu sữa của mẹ mới nhả vú ra. Bú no thì đặt xuống là ngủ luôn.

Cách xử lý: – Với bé dưới 1 tuổi: Bé chỉ dậy đêm 1-2 lần, ban ngày vẫn ăn ngủ tốt : Cho con bú.
Bé dậy đêm nhiều lần/ ban ngày ăn ngủ vớ vẩn: Cai bú đêm đồng thời cải thiện lượng sữa bé bú được 1 cữ, giãn cữ hoặc lượng ăn (với bé trên 10 tháng).
– Với bé trên 1 tuổi: Bé chỉ dậy đêm 1 lần, ban ngày ăn ngủ tốt, mẹ thoải mái: Cho con bú đến khi cai sữa.
Bé bú đêm làm ngày ăn ít vớ vẩn: Cai bú đêm, sắp xếp lịch ăn ngủ hợp lí, cho con cơ hội để đói.

* Vì ướt bỉm.
Mẹ thay bỉm là hết.

*Vì thói quen.
Những bé dậy đêm theo thói quen thường là có vấn đề về chuyển giấc hoặc là có thói quen đến giờ là thèm mút vú mẹ.

Các bé dậy theo thói quen thường dậy vào những khung thời gian cố đinh hàng đêm, khi mẹ cho ti thì ti vai cái hoặc nhay nhay ti, sữa xuống mạnh là nhả ra rồi lại mút tiếp cho đến khi ngủ say hẳn lại mới nhả ra, thời gian bú lai rai. Đêm có thể dậy rất nhiều lần đòi mút ti mẹ.
Cách xử lý: – Nếu mẹ thấy việc con bú đêm không khiến mẹ mệt mỏi, ban ngày con không bị ăn vặt ngủ vặt: Cai đêm hay không tuỳ mẹ. Các trường hợp còn lại BẮT BUỘC PHẢI CAI TI ĐÊM.

* Vì mọc răng, wonderweek, cắt nap.
Trẻ tỉnh dậy nhiều lần, mắt mở, khóc hoặc ngồi chơi, có thể đòi bú có thể không. Nếu đã đòi ti thì đòi nhiều lần.
Cách xử lý: Nếu trước đó bé ăn ngủ tốt, có thể hoặc chưa cai ti đêm, mẹ thấy thoải mái thì thời gian này có thể châm chước cho bé ti với tần suất :bé đòi 3 lần thì cho ti 1 lần. Nếu trước đó bé ăn ngủ thất thường, đòi ti quá nhiều lần, mẹ thấy quá mệt mỏi và bé không quá dữ dội thì CAI TI ĐÊM luôn.

* Nằm mơ.
Đang ngủ yên bé vặn vẹo hoặc nói gì đó, hoặc ngồi dậy mà mắt vẫn nhắm tím, mồm không gào khóc.
Cách xử lý: Không thể hi vọng con nằm yên suốt 12 tiếng đồng hồ nên nếu con có ọ e, vặn vẹo 1 tí thì hãy cứ để kệ con, con vẫn đang ngủ say sưa mà.

* Overstimulated.

Lý do trước khi ngủ con vận động quá nhiều hoặc chơi các hoạt động quá sức chịu đựng của con.

Cách xử lý: Trước khi ngủ 20 phút chỉ nên chơi cùng con các hoạt động tĩnh như kể chuyện, đọc sách, matxa, đọc thơ hoặc nói chuyện cùng con.

* Overtired do waketime quá dài – Undertired do waketime quá ngắn. (Waketime thời gian thức ngủ theo lứa tuổi, chi tiết inbox mình mình gửi link cho).

*Bị khó chịu trong người như tịt mũi, đầy hơi, nóng, lạnh, ốm, sốt, ho.

* Có vấn đề về chuyển giấc.

Cứ chu kỳ 45 phút lại dậy khóc, có ti mẹ thì ngủ lại ngay, gần giống với biểu hiện dậy theo thói quen nhưng có chu kỳ nhất đinh.
Cách xử lý: Cai ti đêm – Thực hiện các pp luyện ngủ.

2. Khi nào cần cai ti đêm.
-Khi việc bú đêm ảnh hưởng đến lượng ăn ban ngày của bé (bé không chịu bú/ăn sáng, ăn quá ít ban ngày ăn bù ban đêm, ăn vặt lắt nhắt) vì ban đêm là thời gian dạ dày được nghỉ ngơi thì phải hoạt động liên tục nên hệ tiêu hóa quá mệt mỏi —> ngày ăn ít, ăn vớ vẩn —> Đêm đói —>Ăn bù : Vòng luẩn quẩn.
-Khi việc bú đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé (Bé dậy quá nhiều lần, dậy xong không tự ngủ lại được, không thể tự chuyển giấc được, dậy bú theo thói quen…)
– Khi việc bú đêm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ (mẹ quá mệt mỏi, quá stress vì phải dậy nhiều lần. Đừng coi thường việc này và nghĩ hi sinh vì con mới tốt, nhiều mẹ mất sữa cũng chỉ vì không có được 1 giấc ngủ đêm trọn vẹn).

3. Chuẩn bị tâm lý.
* Xin các mẹ hãy nhớ 1 điều quan trọng là với những bé bú mẹ trực tiếp thì cai ti đêm con SẼ KHÓC RẤT KINH KHỦNG, con sẽ vật vã trong 1 thời gian và có thể giấc ngủ bị gián đoạn.(Bạn nhà mình từng khóc 2 tiếng liền trong đêm vì cai ti mẹ). KHÔNG CHẤP NHẬN NHỮNG ĐIỀU NÀY THÌ CÁC MẸ CHỈ CÒN CÁCH ĐỂ CHO CON TI ĐÊM ĐẾN KHI NÀO CON TỰ BỎ THÌ THÔI.
Xin lỗi các mẹ khi phải nói điều này nhưng trẻ nghiện ti đêm không khác gì con nghiệm ma tuy cả, mà khi cai nghiện người nghiện nào chả vật vã khổ sở. Các mẹ không hiểu điều đó thì không bao giờ thành công được cả.
* Một điểm nữa cần lưu ý là các mẹ cần phải biết KIÊN TRÌ. Không thể đòi hỏi có kết quả sau 1, 2 ngày được. Mấy ngày đầu (Có khi là cả tuần đầu) con ở trong trạng thái rejection nên lượng ăn ban ngày có thể chưa tăng, khi đi vào ổn định con mới từ từ ăn tăng lên. Cũng không thể đòi hỏi con ngủ ngoan xuyên suốt đêm không ọ ẹ gì sau một vài ngày được (Đến bạn không bú đêm mà ngủ vẫn còn ọ ẹ,  xoay ngược xoay xuôi nữa là), có thể con sẽ thức giấc nhưng sẽ không đòi ti nữa, nên nếu các mẹ kiên trì đợi thì nhanh là 10 ngày-nửa tháng, châm thì 1-2 tháng con mới ngủ ổn cả đêm được.

4. Các phương pháp cai ti đêm.
* PP1: Ti nước. Cái này mình không hoan nghênh lắm vì có nhiều bạn ti nước xong càng đói hơn, đến lúc đấy vừa cai ti mẹ xong lại cai ti nước thì mệt lắm. Tuy nhiên cũng có bạn thành công với cách cai này rồi, và bạn tự bỏ ti nước sau vài tháng.
*PP2: Ti giả. Cách này khả năng thành công không cao vì ti mẹ vẫn thích hơn mà, nhưng cũng  vẫn có bạn chịu cách này.
*PP3: Giãn cữ từ từ: 
Giả sử con bạn bú 4 cữ vào khoảng lúc 23h,1h,3h,5h.
Ngày 1:Giãn cữ 23h thêm 20-30 phút. Tức là lúc 23h con đòi bú thì không cho bú vội mà đợi 11h20 hoặc 11h30 mới cho bú.
Ngày 2: 23h50 phút hoặc 24h hoặc hơn.
Giãn cho đến khi đến cữ 1h con mới đòi thì nghỉ 1-2 ngày rồi lại giãn tiếp, tốc độ giãn cữ các lần sau nhanh hơn. Ví dụ 1  giờ giãn xuống 1h40. sau đó là 2h20.Giãn liên tục cho đến khi đến giờ dậy con mới đòi bú.
Cách này con vẫn sẽ khóc, nhưng khóc không quyết liệt lắm và phải chấp nhận con bị thiếu ngủ vào ban đêm 1 thời gian.
*PP4: Giãn cữ 4 giờ/lần với bé dưới 1 tuổi / 5-6 giờ/lần với bé trên 1 tuổi.
Ví dụ con bạn bú cữ cuối lúc 19h thì đến 23h mới cho con bú tiếp , sau đó là 3h sáng và sau đó là ngủ đến sáng.
*PP5: Cắt cữ. Có 2 cách cắt:
-Cách cắt 1: Cắt cữ lẻ hoặc cữ chẵn (Ví dụ con bú 5 lần trong đêm cắt cữ 1,3,5)
– Cách cắt 2: Cắt cữ muộn nhất trong đếm 9Vis dụ cữ 5h), sau khi con quen thì cắt tiếp cữ muộn thứ 2. Thời giàn tối đa để cắt cữ 1 là 5 ngày. Tối thiểu là 2 ngày. Các cữ sau tiến độ nhanh hơn.
PP4 và 5 con sẽ khóc nhiều theo kiểu dai dẳng ỉ ôi nhưng thời gian cai sẽ nhanh hơn.
*PP6: Cắt phụt hết tất cả các cữ trong đêm.
Chịu nghe con khóc, gào, có thể ho, nôn, trớ (khi đó thì đừng cho con ăn lại, nhờ chồng/ông/bà vào dọn sạch sẽ, hút mũi cho con) rồi lại luyện tiếp, cho ăn sớm 30 phút-1 tiếng so với giờ dậy. Cách này cai nhanh, con khóc dữ vài đêm, mỗi đêm vài tiếng rồi sau đó con sẽ ngoan.

Kinh nghiệm của mình: Bạn Sâu thật ra không bú đêm từ lúc 2.5 tháng, tuy nhiên sau đó bạn bí viêm mũi họng cấp, mẹ lúc í lập cập chưa biết cách rửa mũi cho bạn nên bạn bị tịt mũi, nên bú lặt vặt cả ngày lây sang cả đêm. Sau khi khỏi ốm thì bạn lại bú đêm lại. Đến khoảng gần 8 tháng do bạn dậy theo thói quen nhiều quá, đòi ti mẹ cả đêm ngày thì ăn ngủ linh tinh nên mình cai. 6 ngày đầu mình cai theo kiểu giãn cữ dần dần, ngày thứ 7 bạn í khóc liền 2 tiếng, mình để kệ không vào cho ti nữa là bạn í cắt cơn, không đòi ti đêm nữa. Mẹ đi sang phòng khác ngủ, bố giả chết. Sau ngày đó bạn Sâu vẫn còn dậy theo thói quen nhưng không đòi ti mẹ nữa. Mẹ vẫn tiếp tục ngủ phòng ngoài trong vòng 15 ngày nữa. (Lưu ý: Bạn Sâu trước ngủ cũi, sau đó mình chuyển sang cho bạn í ngủ đệm riêng nhưng vẫn chung 1 phòng với bố mẹ).

5. Vài ghi chú quan trọng.
– Khi cai ti đệm mẹ rất rất NÊN để bố hoặc bà/ông  tóm lại là người khác ngủ với bé. TUYỆT ĐỐI không nên ở trong phòng bé vì bé ngửi thấy hơi sữa sẽ càng khóc quyết liệt. Sau khi cai được rồi mẹ cũng nên ngủ cách xa bé ít nhất 1 tuần.
– Khi bé thức dậy giữa đêm, người ngủ cùng bé TUYỆT ĐỐI không nói chuyện hay vỗ về với bé, chỉ trông chừng bé không bò đi bò lại gặp nguy hiểm thôi (im lặng quan sát bằng mắt), tuyệt đối không nhìn bé, không cho bé biết là người đó thức, trừ khi là lúc dậy cho bé nằm lại giường rồi lại giả vờ ngủ tiếp. MÌnh thì mình nghĩ là nên cho bé vào cũi là tốt và an toàn nhất.
– Song song với việc cắt ti đêm thì mẹ nên giãn cữ ngày, luyện tự ngủ và cho bé có 1 nếp ính hoạt ổn định thì sẽ nhanh hơn.
– Các bạn cai ti đêm cho con bằng các cách cắt cữ và cắt phụt 1 lúc sẽ có thể gặp trường hợp đêm đầu bạn í ngủ 1 mạch, sang các đêm sau lại dậy gào khóc rất kinh. Lý do như sau: Đêm 1 là giai đoạn awareness – bé chưa nhân ra là mẹ đang định cắt hẳn ti đêm nên ngủ liền 1 mạch – Đêm 2.3.4,5,6 là giai đoạn rejection – sang ngày sau rồi vẫn thấy mẹ cắt ti, bé nhận ra thay đổi và phản kháng dữ dội – Đêm 6,7 là giai đoạn acceptance – bé hiểu ra rằng gào khóc cũng không làm thay đổi quyết định của mẹ nên chấp nhận ngủ mà không cần ti, dù có tỉnh dậy cũng chỉ ư ử hoặc dậy mà không đòi ti, một thời gian bé sẽ hết tỉnh giấc và ngủ ngoan cả đêm (dù vẫn xoay ngang xoay ngửa ạ). 

II. Cai sữa.

Về vấn đề cai sữa, mình không dám nói lý thuyết chuẩn vì có quá nhiều cách cai sữa cho con, các mẹ dạo 1 vòng google, các diễn đàn, các group là ra được ti tỉ cách, các mẹ cứ chọn cách nào phù hợp với tính cách của con và hoàn cảnh của mẹ mà làm.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cai sữa cho bạn nhà mình:

Mình áp dụng cách cắt cữ sữa dần dần như sau:
Khoảng 11 tháng bạn Sâu rơi vào wonderweek, 5-6 tiếng mới bú mẹ 1 lần, đêm thì đã cai từ hồi gần 8 tháng nên mẹ tận dụng luôn vụ này giảm cho bạn còn bú mẹ 3 cữ 1 ngày vào buổi sáng (7h30 hoặc 8h) – chiều sau khi ngủ dậy (15h) và tối trước khi đi ngủ (19h30). Đồng thời sang 1 tuổi mẹ bắt đầu cho bạn tập uống sữa tươi, bạn được uống sữa tươi trước rồi mới bú mẹ. Uống được bao nhiêu thì uống.
Đến 16 tháng mẹ cắt cữ buổi chiều thay bằng ăn nhẹ + sữa tươi. Lúc đầu bạn cũng hậm hực đòi ti mẹ, mẹ đánh lạc hướng ban bằng cách sau khi bạn ăn xong bữa chiều mẹ cho bạn đi chơi, đi tắm, chơi đồ chơi, thế là bạn quên vì chẳng mấy chốc mà lại đến bữa tối mà.
Đến 19 tháng, sau khi bạn Sâu đi học được 1 tháng, cắt cữ buổi sáng, cho đến trường ăn sáng. Mấy hôm đầu dậy cái là khóc lóc đòi ti, mẹ giải quyết bằng cách cho bạn uống sữa tươi thay thế rồi cho bạn đến trường thật nhanh (quần áo mặc từ hôm trước), đến trường vui là quên mẹ luôn.
Đến 22 tháng, cắt nốt cữ cuối cùng – Cai sữa. Lần này mẹ tưởng là gian nan lắm, ấy thế mà lại đơn giản vô cùng. Mẹ cai sữa cho bạn xong trong vòng 1 hôm, bằng đúng 1 buổi nói chuyện. Thật ra, 22 tháng bạn hiểu biết lắm rồi nên mẹ chỉ cần cho bạn xem ảnh các chị ở trường uống sữa tươi ngoan như thế nào, rồi bảo với bạn là các chị lớn nên không bú tí mẹ nữa đâu, Sâu giờ cũng lớn như các chị rồi nên cũng không bú tí mẹ nữa nhỉ ? Bạn Sâu gật gật rồi nằm mút mút tay, dù mặt hơi buồn nhưng cũng không khóc lóc đòi mẹ cho ti nữa. Mẹ ôm bạn 1 lúc rồi để cho bạn tự ngủ, bạn ngủ 1 mạch đến sáng, sáng ra mặt vẫn còn buồn. Mẹ lại khen bạn dũng cảm quá và thưởng quà cho bạn (Quà chả có gì đâu ạ, 1 viên socola ấy mà) vì thành tích đáng khen của bạn. Bạn vẫn còn buồn đến tận ngày thứ 3 thì vui vẻ trở lại.
Thế là cai sữa xong, không cần bôi dầu, dán băng dính hay dọa bạn là ti mẹ đau không ti được.
Từ thời gian cai sữa đến sau đó 1  tháng mẹ luôn mặc áo ngực và không bao giờ thay áo trước mặt bạn để bạn quên cái ti. Hôm vừa rồi thử vạch ti dụ bạn bú mà bạn còn không thèm ngó, buồn ghê cơ, ngày xưa thì nghiện còn hơn thuốc phiện í huhu.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More
10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

Cháo trứng gà là một trong những món ăn dặm phổ biến và giàu dinh ... Read More