[Lược dịch] Wonder Week 75 (P1)

Bài viết này mình dch t sách The Wonder Weeks ca Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bn dch hoàn toàn là vi mc đích phi thương mi, dành cho các m tham kho và tìm hiu.  Trong bn dch chc chn s có nhiu sai sót mong các m thông cm, nếu có s sai sót nào ln mong các m liên h vi mình đ mình sa cha li ngay.

Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 71 tới những tuần sau đó . Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 75 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.

  Thi kỳ “khó ” ln này thường kéo dài t 4 đến 5 tun, nhưng cũng có th ch có 3 tun hoc dài ra đến 6 tun.

        Các du hiu cho thy bé đang trong thi kỳ “khó ” :

1. Khóc nhiu hơn, hay cáu gin và ôi. 
2. Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
3. Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé.
4. Bám bố/mẹ không rời.
5. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).
6. Nghịch hơn.
7. Có những cơn giận bất thường ( ví dụ đang chơi xếp hình rất ngoan bỗng nhiên ném hết đồ chơi đi và gào thét).
8. Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.
9. Nhút nhát hơn với người lạ. (mà trước đây không thế).
10. Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn
11. Dường như xuất hiện những “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.
12. Biếng ăn.
13. Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.
14. Mút tay nhiều.
15. Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, những lúc không có bố mẹ bên cạnh
16. Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).
17. Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mới hết.
Và những thay đổi tiêu cực khác mà trước thời kì này không có tự nhiên bây giờ lại xuất hiện cũng có thể coi như là dấu hiệu của thời kỳ “bước ngoặt”.

        Thi kỳ này nh hưởng đến bn như thế nào:
1. Bạn thấy lo lắng và cố để tìm ra lý do vì sao con mình lại “khó ở” như thế, các biểu hiện ở thời kỳ này cũng dễ bị nhầm  với hiện tượng mọc răng.
2. Một lần nữa bạn lại cảm thấy mệt mỏi (vô cùng).
3. Bạn thấy bực bội. 

        Các kĩ năng mi xut hin như thế nào

Lưu ý ln na: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng  nào trước, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài tuần thâm chí vài tháng.

Lương tâm

1. Nhảy xuống và hét lên “Không” khi bị bắt gặp đang làm gì đó.
2. Thử thách bố mẹ bằng cách làm những việc không được phép làm.
3. Bắt chước các hành vi từ tivi.
4. Bị tổn thương và bối rối nếu bị xử phạt không công bằng.
5. Có khả năng “nói dối”

Có khái niệm về bản thân
1. Con và cơ thể của con.
2. Con điều khiển cơ thể của con.
3. Con tự làm được.
4. Con cũng có quyền.
5. Con tự quyết định được.
6. Con muốn có quyền lực riêng.

Xa mặt nhưng không cách lòng
1. Đi trốn và muốn được tìm thấy.
2. Tìm kiếm mọi người mà không chỉ là quay trở lại nơi họ từng đứng đó nữa.

Anh và tôi(Me and you)
1. Nắm bắt được rằng bố và mẹ không phải là cùng 1 người.
2. Phân biệt hoàn hảo giữa giống và khác nhau.
3. Muốn được thừa nhận như 1 con người độc lập.
4. Có thể đặt bản thân vào vị trí của người khác ( để hiểu họ ).
5. Có thể nhận biết rằng các em bé khác nhau thì có những mong muốn khác nhau.
6. Có thể an ủi người khác.
7. Bắt chước cực giỏi.
8. Trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ.
9. Bắt đầu coi đồ chơi như những chủ thể (vd coi đồ chơi có thể tự chuyển động được chẳng hạn).

Những sinh vật khác
1. Vẫy tay với chim và máy bay.
2. Hít hà cây cỏ.
3. Thích cho gà ăn.
4. Có hứng thú với các loại vật kiểu như ong, kiến, bọ…
5. Cười to khi xem những đoạn phim về thiên nhiên mà các con vật hành động khác thường.
6. Muốn được tưới cây.

Gia đình hạt nhân (Gia đình không có ông bà, cô chú mà chỉ có bố mẹ và bé cùng chung sống – Nuclear family)
1. Hiểu rằng những thành viên trong gia đình hạt nhân của bé là những người riêng rẽ  nhưng vẫn thuộc về nhau.
2. Dành cả ngày với những con vật đồ chơi, cho chúng ăn và cho chúng đi ngủ.
3. Hiểu rằng còn có rất nhiều những gia đình hạt nhân khác với những ông bố, bà mẹ, anh trai và chị gái khác ở thế giới bên ngoài.

Gia đình và bạn bè
1. Hiểu rõ sự khác nhau giữa gia đình và bạn bè của bé.
2. Biết chính xác ai thuộc về ai.
3. Muốn gọi điện cho ông bà.
4. Muốn đến thăm ông bà.

Nhà, khu phố và tìm đường
1. Có hiểu biết về nơi mà bé đang ở nằm ở đâu trong khu vực xung quanh đó.
2. Biết chính xác nơi phải tìm đồ vật ở trong và xung quanh nhà.
3. Nhận biết đâu là nhà của mình, đâu là nhà của ông bà.
4. Có thể chỉ đường ra siêu thị hoặc công viên.
5. Có thể nhận ra sự vật cho dù ở trong môi trường xa lạ.

Quyền sở hữu
1. Biết chính xác quần áo nào là của ai khi phân loại chúng sau khi giặt xong.
2. Biết chính xác cái túi và cái áo kia là của bé nào
3. Biết chính xác đồ chơi này là của ai và cái gì là quá giới hạn.
4. Ước rằng không còn phải chia sẻ đồ chơi của mình với những bé khác.
5. Thu thập đồ vật và khăng khăng rằng không được vất chúng đi.
6, Không thích bưà bộn. Muốn mọi thứ phải ngăn nắp.

Xếp hình và những món đồ nho nhỏ
1. Xếp hình giỏi. Các bộ xếp hình gồm 7,12 hoặc nhiêù nhất là 20 miếng.
2. Kĩ năng vận động thuần thục đáng kể.
3. Hứng thú với bộ dụng cụ may vá, hoặc những cái cúc áo.
4. Quá chú ý vào những chi tiết nhỏ.

Tự tạo trò chơi cho riêng bé
1. Tự tạo trò chơi với luật lệ riêng.
2. Tự tạo những mánh khóe thần kì.

Nghệ thuật
1. Hiểu rằng đồ chơi mô phỏng thế giới và con người thật.
2. Bắt đầu vẽ với cách hoàn toàn khác . Những hình vẽ nghuệch ngoạc  là khởi đầu của những hình tròn và hình vuông hoặc tươn tự.
3. Vẽ con tàu, ngựa, máy bay, con chó, ông bà và chính bé.
4. Cũng rất thích khi bố mẹ vẽ cùng.
5. Có thể nghe nhạc trong thời gian rất lâu.
6. Thích được đánh đàn.
7. Dựng được nhiều tầng từ những khối hình xếp chồng.

Ý thức về thời gian
1. Nhớ được những trải nghiệm trước đó.
2. Dự đoán những sự kiện và chương trình quen thuộc hàng ngày.
3. Nhắc nhở bố mẹ về lời hứa được đi thăm ông bà.
4. Lập kế hoạch, nếu bạn hứa làm gì cho bé và quên không thực hiện, bé sẽ rất buồn và cảm thấy bị xúc phạm.
5. Vào buổi sáng hôm sau vẫn nhớ được tối hôm qua làm cái gì.

Kiến thức vật lý cơ bản
1. Giữ lấy những bọt nước để nhìn chúng tan ra.
2. Bận rộn không ngừng nghỉ với việc đổ hỗn hợp đặc biết của bé từ cốc này sang cốc khác.
3. Chú tâm vào màu sắc.
4. Sợ bàn chải điện.
5. Bận rộn với những hiện tượng vật lý cơ bản.

Kiến trúc cơ bản
1. Chăm chú theo dõi các chú thợ xây làm việc trong hàng tiếng liền.
2. Bắt chước cách trộn xi măng bằng cách trộn cát và nước.
3. Bắt chước trát tường.
4. Lắp ráp các đường ray tàu hỏa của bộ Lego.
5. Cố gắng lắp ráp với bộ đồ chơi Lego.

Ngôn ngữ
1. Hiểu gần hết những thứ được nói ra.
2. Nếu được tiếp cận với nhiều thứ tiếng khác nhau thì có thể phân biệt được giữa 2 loại và có thể lờ đi một.
3. Nói được nhiều từ hơn.
4. Có thể nói được thành câu.
5. Bắt chước âm thanh của loài vật.
6. Dùng điệu bộ rất nhiều. Có thể giao tiếp bằng cử chỉ.
7. Yêu thích sách. Có thể nghe chăm chú các câu chuyện ngắn đến tận khi kết thúc.

Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.

Phn 2 gm có:
                          1. Nhng điu cn làm để giúp con bn phát trin kĩ năng trong thi k “bước ngot”.
                          2. Nhng trò chơi, đồ chơi thích hp cho thi k này.

Hương Đỗ - Mẹ Ong Bông

Tôi là Hương Đỗ - Tác giả, Dịch giả, Giảng viên với 9 năm nghiên cứu về nuôi dạy con. Đồng tác giả sách "Nuôi Con không phải là cuộc chiến", đạt giải Sách Hay 2017. Tôi chia sẻ kinh nghiệm về nếp sinh hoạt, ăn dặm, và kỷ luật tích cực, giúp cha mẹ Việt nuôi dạy con cái hiệu quả và nhẹ nhàng. Hãy theo dõi tôi tại: Facebook


Bài viết liên quan

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng

Độ tuổi 9 tháng của bé là thời điểm thú vị và quan trọng trong ... Read More
Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Top 5+ phô mai cho bé ăn dặm thơm ngon

Khi bắt đầu gia nhập thế giới của ăn dặm, việc lựa chọn các loại ... Read More
10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

10+ Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm đơn giản

Cháo lươn là một món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon, đặc biệt phù ... Read More
10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

10+ Món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon

Cháo trứng gà là một trong những món ăn dặm phổ biến và giàu dinh ... Read More