Mèn ơi định viết gộp lại thành 2 phần mà dài quá, mình cưa đôi mỗi phần 1 vế nhé. Phần 1 tất tần tật các khái niệm về sữa mà các mẹ chưa biết: Sct, tiệt trùng, thanh trùng, nguyên kem, ít kem, hoàn nguyên… kèm theo cách phan biệt sữa.
1. Sữa công thức.
Sữa công thức là là các loại thực phẩm được sản xuất cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.
2. Trong sữa công thức (làm từ sữa bò) gồm có.
1. Protein : từ Đạm Whey và Đạm Casein được tách từ sữa bò (ữa tươi vắt ra từ bò sữa sẽ được quay ly tâm, sau khi rút hết những thành phần chất béo, đạm để làm phô mai, bơ, váng sữa, sữa gầy…, Phần chất lỏng sau khi sữa đông cục lại do thêm axit vào, gọi là WHEY. Còn phần đông cục là casein. Cả WHEY và CASEIN là hai loại đạm có trong sữa.)
2. Chất béo: từ Dầu thực vật tổng hợp.
3. Carbohydrate: từ Lactose : chất đường có trong sữa.
4. Vitamin và khoáng chất tổng hợp.
5. Một số chất khác tùy từng nhà sản xuất.
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Infant_formula
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về các thành phần của sữa công thức, mình đọc được kha khá các bài cảnh báo về việc cho thêm SYRO NGÔ và ĐƯỜNG có trong sữa công thức :
http://raddestmom.com/tag/enfamil/
http://wordsofwilliams.com/what-ingredients-are-in-infant-formula/
http://www.naturalnews.com/033926_infant_formula_corn_syrup.html
1. Sữa nước, sữa đặc, bột sữa tươi.
1. Sữa nước: Sữa sau khi vắt từ bò, được thanh trùng hoặc tiệt trùng rồi đóng gói bán ra thị trường.
2. Sữa đặc có đường (Condensed Milk): Là sữa bò tươi được gia nhiệt ở nhiệt độ 85-90 độ C trong vòng 2 giây sau đó được tách bớt 60% nước. Đường được thêm vào để giúp hsd của sữa được lâu hơn. Sữa đặc có đường thường để được hàng năm.
Độ tuổi sử dụng: Càng lớn càng tốt, kể cả người lớn cũng nên hạn chết dùng vì quá nhiều đường.
Thông tin dinh dưỡng :
Nhìn vào bảng cũng thấy đa số là thông tin tiêu cực: Chất béo bão hòa chiếm đến 85% tổng lượng chất béo, Cholesterol chiếm 34%, Muối (Sodium) chiếm 16%, Chất đường bột (Carbohydrate) chỉ có từ ĐƯỜNG mà không hề có chất xơ.
Cách sử dụng: Chế biến thực phẩm, cho vào đồ uống, làm sữa chua. Hạn chế uống trực tiếp vì không có lợi cho sức khỏe.
Ở VN: Cô gái Hà Lan, Vinamilk, …đều có sp này hết.
3. Sữa cô đặc (Evaporated Milk) hay còn gọi là sữa đặc không đường cũng được rút bớt 60% nước và không thêm đường. Sữa đặc không đường lỏng hơn Sữa đặc có đường và hạn sử dụng ngắn hơn.(Khoảng 15 tháng)
Thông tin dinh dưỡng:
Lượng chất béo bão hòa, cholesterol, muối và đường đều thấp hơn so với sữa đặc có đường. Sở dĩ có đường ở đây vì bản thân trong sữa bò đã chứa đường rồi.
Độ tuổi sử dụng: Dù hàm lượng các thành phần có hại thấp hơn so với sữa đặc có đường nhưng vẫn không phải là tốt cho sức khỏe nên hạn chế sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Cách sử dụng: dành cho người ăn kiêng.
Ở VN: Không có sp trong nước cho sữa không đường, muốn mua chắc phải order hàng từ nước ngoài.
4. Bột sữa tươi (Powered milk or dried milk): Bốc hơi 100% lượng nước có trong sữa. Bảo quản được lâu. Có 2 loại là bột sữa tươi nguyên kem và bột sữa tươi tách kem (Sẽ nói về 2 khái niệm này trong phần sau)
Thông tin dinh dưỡng:
Độ tuổi sử dụng: Từ 1 tuổi trở lên.
Cách sử dụng: Pha với nước và uống hoặc làm bánh.
Ở VN: Các shop hàng xách tay thường bán Bột sữa tươi Devondale và Nido.
III. Sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng.
a. Sữa thanh trùng (Pasteurized Milk): Gia nhiệt sữa ở nhiệt độ 85-90 độ C trong thời gian từ 30 giây đến 1 phút rồi làm lạnh nhanh xuống 1-2 độ C. Sữa thanh trùng phải bảo quản lạnh từ 3-5 độ C và có hsd trong vòng 10 ngày. Sữa thanh trùng giữ được hầu hết mùi vị như sữa tươi mới vắt và hầu hết các khoáng chất.
Cách thanh trùng sữa tươi tại nhà các mẹ đọc tại đây: http://www.webtretho.com/forum/f106/cach-thanh-trung-sua-nhu-chi-freida-huong-dan-co-giet-duoc-vi-trung-lao-1374238/
Thông tin dinh dưỡng:
Đơn vị tính 1 cup = 240ml. Calories : 150g, rong đó 70g từ chất béo.Tổng chất béo 8g trong đó Chất béo bão hòa 5g. Cholesterol 35mg. Muối 125mg. Chất bột đường 11g trong đó toàn là đường (có sẵn trong sữa bò). Protein: 8g. Vitamin A: 6%. Vitamin C: 2%. Calcium: 30%. Vitamin D: 25% (đây là thông tin dinh dưỡng của st thanh trùng đã thêm vitamin D và không có đường).
Độ tuổi sử dụng: Sớm nhất là 18 tháng vì trước 18 tháng khả năng các em dùng sẽ bị dị ứng là khá cao.
Cách sử dụng: Uống trực tiếp, chế biến món ăn, làm sữa chua, phô mai.
Ở VN: Nước ngoài có khà nhiều dạng sữa thanh trùng nhưng đa số là không có đường (tách béo, ít béo, thêm vitamin D…) còn VN thì có 2 loại là có đường và không đường của Ba Vì, Đalat Milk, Mộc châu, Vinamilk, Bong milk, Long Thành.
b. Sữa tiệt trùng: Thường khi mua những hộp sữa tiệt trùn các mẹ hay thấy đề dòng chữ “UHT” .
UHT viết tắt cho Ultra – High – Temparature = Nhiệt độ cực cao. Tức là sữa được xử lý ở nhiệt độ rất cao (135 – 150 độ C) trong khoảng thời gian 30 giây. Sau đó sữa được làm lạnh và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng đặc biệt, giúp hsd của sữa từ 3-6 tháng.
Thông tin dinh dưỡng:
Độ tuổi sử dung: Từ 12 tháng trở lên.
Cách sử dung: Uống trực tiếp. Chế biến món ăn. Làm sữa chua, phô mai.
Ở Việt Nam: Các thương hiệu Việt Nam trên bao bì đề sữa tươi tiệt trùng: Mộc Châu, Love in farm, TH True Milk, Vinamilk, Ba Vì, Cô gái Hà Lan.
Các loại sữa nhập khẩu chính ngạch và xách tay phổ biến: Devondale, Laciate, Paul’s, Emmi Swiss, Magnolia, Lactel. Agusa, Meadow Fresh, Paysan Breton.
IV. Sữa tươi nguyên kem, ít kem, tách kem.
1. Sữa tươi nguyên kem = Sữa tươi nguyên béo = Whole milk .
Là sữa tươi còn giữ nguyên phần tất cả các thành phần được tiệt trùng hoặc thanh trùng rồi đóng gói.
Thông tin dinh dưỡng:
Sữa thanh trùng :
Sữa tiệt trùng:
2. Sữa tươi tách kem = Sữa tươi tách béo = Low fat milk
Sữa đã được tách đi một phần hoặc đa số phần chất béo (váng sữa) trong sữa nguyên chất. Thường trên bao bì của sữa sẽ ghi rõ là tách bao nhiêu % chất béo, các tên gọi sau đều là chỉ sữa ít béo : Low fat milk, , 1% milk, 2% milk, 1% reduced fat milk…
Thông tin dinh dưỡng: Trừ % chất béo giảm thì hầu như không có gì khác so với sữa nguyên kem.
Tại VN: Hiện nay chỉ có Vinamilk là có sản phẩm sữa tươi tách béo (tách 1/3 lượng chất béo).
Các sản phẩm nhập khẩu đa số đều có sữa tách béo.
3. Sữa tươi không béo = Sữa gầy = Skim milk.
Sữa đã được tách toàn bộ phần chất béo. Thường trên bao bì sẽ ghi: Non-fat milk, Skim milk, Fat free milk.
Thông tin dinh dưỡng: Chất béo 0%, Cholesterol dưới 5mg, các thành phần khác giữ nguyên.
V. Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi hoàn nguyên.
1. Sữa tươi nguyên chất là sữa tươi đc vắt từ bò được thanh trùng hoặc tiệt trùng. Trên nhãn sẽ ghi : Sữa tươi 100%. Tiếng Anh: Pure Milk, 100% Pure, Fresh Milk
2. Sữa hoàn nguyên.
Sữa được pha chế từ bột sữa tươi + nước hay còn gọi là sữa nước. Được ghi chú là :Made with fresh milk . Việt Nam Sữa dinh dưỡng (Nestle 1,2,3 – Cô gái HN cũ – Vinamilk gói, Vinamilk ADM)
VI. Làm thế nào để biết tôi đang uống sữa tươi 100% hay sữa hoàn nguyên ?
Không bàn về các về việc sữa tươi Việt Nam có thật sự “tươi” hay không nữa( Các mẹ có thể tìm trên báo với cum từ “sữa hoàn nguyên” hoặchttp://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AFa_t%C6%B0%C6%A1i) . Mình sẽ chia sẻ với các mẹ những cách để biết xem liệu loại sữa bạn đang chọn là sữa tươi dạng nước hay là sữa tươi được pha ra từ bột.
1. Màu sắc.
– Các mẹ thấy mỡ có màu gì ? Màu vàng.
– Vì sao ? Vì mỡ có chứa chất béo —-> Chất béo màu vàng.
– Vậy sữa mẹ có màu gì ? Sữa đầu màu trắng và sữa cuối màu vàng nhạt.
– Vậy khi hòa lẫn 2 sữa với nhau sẽ có màu ? Màu trắng hơi ngả vàng.
– Sữa bò thì sao ? Sữa bò cũng thế phần váng màu vàng và phần tách váng màu trắng, hòa lẫn với nhau sẽ có màu ngả vàng.
———————–> Sữa nào mà cứ trắng toát thì chắc là phần sữa ít hơn phần khác rồi. Sữa nào có màu trắng hơi ngả vàng như trong ảnh, khi để lâu có lớp váng nổi lên thì là sữa tươi 100% nhé.
Sau đây là bức ảnh so sánh giữa sữa thanh trùng và sữa tươi mới vắt từ bò, đã có sự khác biệt rồi đấy ạ
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AFa_t%C6%B0%C6%A1i).
2. Váng sữa.(Áp dung với sữa nguyên kem)
Các mẹ hãy đun thử loại sửa đang dùng ( nhớ dùng thìa khuấy đều) sau đó để nguôi độ 2-3 tiếng, dù cho có là sữa thanh trùng hay tiệt trùng, thì cũng sẽ có lớp váng nổi lên , nếu lớp váng đầy độ khoảng 2.5cm trở lên và màu đậm đặc,có mùi thơm thì % tươi cao, nếu váng mỏng chỉ nổi lềnh bềnh một tẹo trên bề mặt sữa, màu nhạt và hơi trong thì % bột cao.
3. Bọt.
– Khi đun sôi sữa cùng nước sẽ nổi lên rất nhiều bọt.
– Khi dùng thìa khuấy sữa, sữa tươi thật sẽ nổi lên rất nhiều bọt .
4. Nhỏ 1 giọt sữa vào móng tay, nếu sữa đọng lại thành hình giọt hoặc hình cầu —-> sữa tươi 100%, nếu sữa tràn ra các bề mặt —> Sữa tươi có pha nước hoặc sữa hoàn nguyên.
5. Làm phô mai tươi.
Dùng sữa làm sữa chua rồi làm phô mai tươi, nếu thành phẩm phô mai có tỉ lệ như sau 1 lít sữa tươi cho được thành phẩm là 250g phô mai tươi là sữa tươi 100%. Ít hơn số đó cần xem lại.
6. Độ ngậy của sữa.
Cái này không chính xác lắm nên mình để cuối cùng, sữa tươi nguyên chất uống ngậy béo, vì ngọt man mát và hơi một chút mùi nồng. Sữa hoàn nguyên có mùi thơm của bột và vị ngọt khi đọng lại ở đầu lưỡi thì hơi khé.
Khi nấu sữa tươi thay thế cho kem tươi sữa tươi nào có vị ngậy gần giống kem tươi nhất thì sữa tươi đó là sữa tươi thật.
Kết: Bài viết này dựa trên những nghiên cứu tìm tòi ở rất nhiều thông tin khác nhau. Các thông tin về sức khỏe hoặc những tranh cãi chưa được khoa học kiểm chứng và khẳng định sẽ không được đưa vào bài viết.
Ý KIẾN CÁ NHÂN: ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA RIÊNG BẢN THÂN MÌNH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NÓ ĐÚNG VÀ CHÍNH XÁC NHÉ CÁC MẸ.
1. Đa số sữa VN là sữa hoàn nguyên, nếu không phải sữa hoàn nguyên thì là sữa tươi có pha thêm nước kể cả tiệt trùng và thanh trùng.
2. Theo thử nghiểm thì các loại sữa gần giống sữa tươi nhất (xếp theo thứ tự giống) là Mộc Châu, Love in farm, Ba Vì. (Sữa tiệt trùng). – Dalat Milk , Mộc Châu, Ba Vì (sữa thanh trùng).
3. Các mẹ khi mua sữa nhập khẩu hãy đọc kĩ thành phần trước khi mua. Ví dụ như cái Devondale đỏ nó ghi rõ thành phần gòm có Reduced Fat Milk, Milk Solids, Emulsifier (471), Vegetable Gums (401, 407, 412).(Link tiếng Anh: http://devondale.com.au/our-products/milk/smart) hay Sữa giảm béo, sữa khô, chất ổn định (471, 401, 407 & 412), Bao gồm: Sữa tươi (Link tiếng việt: http://www.devondale.com/vn/products/smart-milk/) thì nó không phải là sữa tươi 100% các mẹ nhé. Trên bao bì nó cũng ghi rõ là with fresh milk mà chứ không phải 100% pure milk như Devondale xanh đâu. Hãy là người tiêu dùng tỉnh táo nhé các mẹ.
4. Tại sao mình không lựa chọn bột sữa tươi hay sữa hoàn nguyên ? Bởi vì cùng là 1 cốc sữa 240ml, sữa tươi thật sự sẽ có đầy đủ dưỡng chất trong cả 240ml còn sữa bột thì cần phải pha ra cùng nước tức là dưỡng chất chỉ có trong mấy thì bột còn đâu chỉ là nước thôi ạ. Tùy các mẹ lựa chọn.
5. Nhưng nếu không có điều kiện cho con dùng sữa tươi xịn của nước ngoài thì sao ? Vậy thì các mẹ hãy cố gắng giúp con ăn uống thật tốt,đầy đủ dưỡng chất. Vì sau 1 tuổi bé mới được uống sữa tươi mà lúc này sữa biến thành dặm, thức ăn mới là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé, nên nếu bé ăn uống tốt và đầy đủ chất thì mình nghĩ uống sữa tươi pha thêm nước hay sữa hoàn nguyên hay bột sữa tươi pha nước cũng không sao. Nói thế không có nghĩa làm mình thích sữa nhiều chất như sct nhé, mình thích vừa đủ chất cho sự phát triển của con mà cái đó thì đầu tiên là sữa mẹ sau là đến sữa tươi chứ còn bạn sct thì quá dư thừa chất dinh dưỡng và chất bảo quản so với con mình (đang nói sct sau 1 tuổi nhé)
6. Theo như tìm hiểu thì nói về độ sạch thì TH với là sữa sạch nhất ở VN ạ.
Còn cái j nữa mai nghĩ tiếp chứ h qua đuối rồi HUhu